Xã hội càng phát triển xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới, sáng tạo và thông minh hơn. Để kinh doanh thành công, chúng ta phải có sự nhanh nhạy bắt nhịp thị trường. Sau đây là những mô hình đang lên nổi bật vài năm qua.
1. Mô hình kim tự tháp
Mô hình kinh doanh kim tự tháp hay còn được gọi là mô hình kinh doanh đa cấp. Về bản chất, đây là mô hình kinh doanh tiết kiệm chi phí. Nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất trong mô hình này là con người. Phương thức kinh doanh tiếp thị được áp dụng chính là truyền miệng. Dựa vào các mối quan hệ, trải nghiệm cá nhân để truyền thông và bán hàng. Herbalife Nutrition, Amway là một trong những đại diện điển hình thành công trên mô hình này.
2. Mô hình thương mại điện tử B2B
Kênh thương mại điện tử khổng lồ eBay là một đại diện tiêu biểu cho mô hình B2B. B2B là giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Tức 2 bên đều bán sản phẩm/dịch vụ. Kênh như eBay cung cấp không gian phân phối để các nhà bán lẻ/sỉ giới thiệu, bán sản phẩm của mình cho khách hàng. Hiện nay, chúng ta còn có Alibaba, Priceline… cũng theo mô hình này. Nó có thể áp dụng cả với kinh doanh nhỏ ít vốn chứ không chỉ là kinh doanh lớn.
Tại Việt Nam, VinShop – Ứng dụng đặt hàng tạp hóa cũng đang hoạt động theo mô hình này. Chủ tiệm tạp hóa sẽ đặt hàng trực tiếp trên ứng dụng VinShop với đầy đủ hàng hóa mà mọi tiệm tạp hóa cần. Hàng hóa được giao ngay trong ngày hôm sau. Hình thức thanh toán đa dạng bằng tiền mặt hoặc thanh toán chuyển khoản. Ưu điểm của ứng dụng VinShop không chỉ cung cấp nền tảng đặt hàng tạp hóa giá tốt dành cho người dùng mà còn cung cấp tính năng bán hàng thông minh, quản lý hàng nhập, hàng bán, tính năng quét mã vạch thanh toán, quản lý đơn hàng,… Ứng dụng cung cấp thêm dịch vụ ứng vốn dành cho chủ tiệm kịp thời xoay vòng vốn đặt hàng.
3. Mô hình kinh doanh B2B2C
B2B2C là mô hình kinh doanh phức tạp hơn B2B hay B2C. Với sự phối hợp giữa ứng dụng đặt hàng tạp hóa VinShop và ứng dụng VinID, ta thấy được mô hình B2B2C hoàn chỉnh.
Một cách chi tiết hơn, chúng ta có:
- Mô hình B2B khi VinShop cung cấp sản phẩm trực tiếp đến tiệm tạp hóa.
- Mô hình B2C là khi khách hàng mua lẻ sản phẩm thiết yếu tại tiệm tạp hóa.
Vậy, mô hình B2B2C mà VinShop và VinID đang triển khai lấy chủ tiệm tạp hóa làm trung tâm phát triển của mình. Đồng thời, cung cấp trải nghiệm mua hàng tạp hóa và thanh toán tối ưu và tiện lợi nhất dành cho khách hàng cuối cùng của mình.
THAM KHẢO ỨNG DỤNG ĐẶT HÀNG TẠP HÓA VINSHOP GIÁ TỐT
4. Mô hình kinh doanh mới – Mô hình hệ sinh thái
Khi bạn dùng Amazon, Apple, Google hay Microsoft thì chúng ta đang tham gia vào một hệ sinh thái lớn. Hệ sinh thái này có rất nhiều dịch vụ, sản phẩm từ thương mại điện tử, nội dung số cho đến dịch vụ trực tuyến,… Mô hình kinh doanh kiểu này tất nhiên cần nguồn lực khổng lồ và quá trình phát triển bài bản, lâu dài mới hình thành nên được.
Ở nước ta, tập đoàn Vingroup cũng đang và sẽ tiếp tục xây dựng hệ sinh thái sống tốt nhất dành cho người Việt. Tất cả các sản phẩm/ dịch vụ như hệ thống nhà ở Vinhome (bất động sản), hệ thống khách sạn nghỉ dưỡng Vinpearl (dịch vụ), bệnh viện Vinmec, trường học VinSchool, chuỗi siêu thị/ cửa hàng tiện lợi VinMart và VinMart+, sản phẩm công nghệ hiện đại như xe hơi VinFast, xe máy điện Klara, điện thoại Vsmart, ứng dụng tiêu dùng thông minh VinID, ứng dụng đặt hàng tạp hóa VinShop,… tạo thành một hệ sinh thái tuyệt vời nhất.
5. Thuê bao – Mô hình kinh doanh mới được nhiều nhà phát triển ứng dụng triển khai
Đây là mô hình kinh doanh mới 2020 rất hot và đầy tiềm năng phát triển. Để dễ hình dung, đại diện của nó là Netflix, Spotify hay ứng dụng Việt như FPTPlay, VieOn,… Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ và để sử dụng khách hàng phải trả tiền thuê bao, thường là đăng ký khách hàng theo thời gian cố định (tháng, quý, năm,…). Mô hình này áp dụng nhiều với các nội dung số, gaming, báo chí,…
6. Access Over Ownership – Mô hình chia sẻ
Đây là loại mô hình chia sẻ quyền sở hữu. Lấy ví dụ như ứng dụng Zipcar. Các thành viên sẽ sở hữu chung và sử dụng chung ô tô dưới hình thức thuê theo thời gian ngắn, thường là theo giờ, ngày.
7. Free Model – Mô hình kinh doanh miễn phí
Nghe đến kinh doanh miễn phí nhiều người sẽ thấy kỳ lạ. Nhưng ví dụ của nó rất dễ hiểu, đó chính là Facebook hay Google. Chúng ta sử dụng mạng xã hội Facebook hay tra cứu trên Google đều miễn phí, nhưng 2 tập đoàn này vẫn có doanh thu khủng đến từ bán quảng cáo. Ngoài ra Google còn có nguồn thu như thu phí thành viên cho công cụ nâng cao như Google Suite.
8. Mô hình kinh doanh đại siêu thị
Thực chất đây không phải một mô hình kinh doanh mới quá gần đây. Ví dụ dễ hiểu của nó có thể lấy Amazon hay các kênh thương mại điện tử tương tự. Họ mở những siêu thị khổng lồ trên nền tảng mạng internet, với vô vàn sản phẩm không có giới hạn. Đại siêu thị có thế mạnh chìa khóa ở khả năng lưu trữ dữ liệu cực lớn.
9. Miễn phí và Chất lượng cao
Freemium được ghép từ 2 chữ Free + Premium (Miễn phí và Chất lượng cao). Rất nhiều phần mềm công nghệ hiện nay hoạt động kinh doanh theo mô hình này. Khi sử dụng miễn phí, chúng ta được tiếp cận các chức năng cơ bản của ứng dụng. Để được dùng nhiều tính năng cao cấp hơn thì phải trả phí. Việc không thu phí với tài khoản cơ bản giúp quảng bá và thu hút người dùng, khách hàng tiềm năng.
10. Mô hình đáp ứng nhu cầu – The on Demand model
Đây là mô hình kinh doanh mới thời 4.0 tiêu biểu vì ứng dụng công nghệ rất mạnh mẽ. Đại diện như hãng gọi xe công nghệ Uber, Grab hay đặt phòng trực tuyến Airbnb. Bản chất của loại hình kinh doanh này là cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản/sản phẩm/dịch vụ ngắn hạn.
11. Trải nghiệm sản phẩm và bán hàng trực tiếp (The Experience Model)
Ngay cả khi không biết các mô hình kinh doanh là gì hay không quan tâm đến vấn đề này, bạn chắc chắn cũng đã từng trải nghiệm mô hình The Experience. Nói dễ hiểu thì người kinh doanh cho khách hàng tiềm năng thử, trải nghiệm sản phẩm trước khi mua. Dễ gặp nhất là trong lĩnh vực bán xe ô tô. Hầu hết mọi người đều sẽ thử lái xe một vòng trước khi chọn mua.
12. Mô hình kinh doanh mới: Dropshipping
Drop Shipping được hiểu là giao hàng nhưng không có khâu vận chuyển? Tại sao lại như vậy? Trong hình thức kinh doanh này, người bán không cần có sản phẩm trực tiếp, không cần có kho lưu trữ hàng hóa. Sản phẩm của bạn vẫn nằm ở nguồn nhập hàng. Khi khách hàng mua sản phẩm, bên đối tác kia sẽ làm nhiệm vụ giao hàng hóa. Việc chính của chúng ta là tìm kiếm khách hàng và ăn khoản chênh lệch giá ở giữa.
Mỗi một mô hình kinh doanh mới kể trên lại có điểm mạnh yếu riêng và phù hợp với từng lĩnh vực, kiểu kinh doanh nhất định. Chúng chắc chắn sẽ ngày càng phát triển, được áp dụng nhiều hơn nữa trong tương lai để môi trường kinh tế ngày càng hiện đại hơn.
Xem thêm bài viết liên quan:
Hàng thiết yếu là gì? Các mặt hàng thiết yếu phổ biến nên kinh doanh