Bán hàng tạp hóa có phải đóng thuế không? Những loại thuế cần đóng là gì và cách tính thuế như thế nào? Tất cả các thông tin này sẽ được VinID giải đáp dựa trên nghị định của Chính Phủ về thuế ngay sau đây.
1. Bán hàng tạp hóa có phải đóng thuế không?
Để biết được bán hàng tạp hóa có phải đóng thuế không trước tiên bạn cần tìm hiểu bán tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh không? Và tổng hợp thông tin quan trọng bạn cần biết trước khi đăng ký kinh doanh.
Với bất cứ một hình thức kinh doanh nào đều phải có giấy phép kinh doanh. Vì thế, mở tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh. Và đương nhiên đóng thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức cho Nhà nước để góp phần phát triển kinh tế. Trong đó, cửa hàng tạp hóa cũng không phải ngoại lệ.
Có như vậy thì cơ sở kinh doanh của bạn mới hợp pháp và được đảm bảo mọi quyền lợi nếu có bất cứ tranh chấp hay sự cố gì liên quan đến pháp luật xảy ra. Vì thế, bán hàng tạp hóa có phải đóng thuế không? câu trả lời là “có”.
2. Các loại thuế tiệm tạp hóa phải đóng
Có 3 loại thuế chính mà mỗi tiệm kinh doanh tạp hóa cần phải đóng. Các chủ cửa hàng tạp hóa cần chú ý phân biệt rõ được các loại thuế này và thời gian đóng đúng thời hạn.
2.1. Thuế môn bài
Đầu tiên khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa các bạn cần đóng thuế môn bài. Đây là một loại sắc thuế trực thu và thường được đánh vào giấy phép kinh doanh cửa hàng của các đơn vị doanh nghiệp và hộ cá thể.
Thuế môn bài là một loại chi phí cố định. Do đó, tất cả các cửa hàng tạp hóa kinh doanh cá thể đều phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. Các cửa hàng đã đăng ký giấy phép kinh doanh nên cần phải nộp thuế theo quy định dựa trên doanh thu bán hàng từ hoạt động kinh doanh.
Đây là loại thuế sẽ được thu hàng năm. Mức thuế sẽ được phân theo cấp bậc áp dụng tùy từng nước hoặc địa phương. Trong đó, chủ yếu dựa trên 3 tiêu chí sau:
- Dựa theo số vốn đăng ký kinh doanh của hộ thể thể và doanh nghiệp.
- Mức doanh thu kinh doanh của năm kế trước.
- Hoặc giá trị gia tăng của năm gia tăng kế trước.
2.2. Thuế giá trị gia tăng
Nếu bạn muốn biết, bán hàng tạp hóa có phải đóng thuế không thì có thể căn cứ theo “Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng”. Trong đó có giải thích thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
VAT được áp dụng trên mọi lĩnh vực kinh doanh như là một phần của đơn giá của mỗi mặt hàng bán ra phải chịu thuế mà người ta đã thực hiện. Chính vì thế, khi kinh doanh cửa hàng tạp hóa các bạn cần đóng thuế giá trị gia tăng.
Tuy nhiên để việc kinh doanh tạp hóa mang lại lợi nhuận cao thì bạn chỉ nên tập trung vào các mặt hàng tạp hóa thiết yếu mới bán chạy nhất 2021. Như vậy cũng là một cách giúp chủ tiệm tạp hóa tiết kiệm thuế giá trị gia tăng mà mình cần đóng.
2.3. Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
Theo đó, thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.
Mà cửa hàng tạp hóa thì không thuộc hai đối tượng trên nên bắt buộc chủ cửa hàng cần đóng thuế thu nhập cá nhân.
Có lẽ đến đây các bạn sẽ thấy mở cửa hàng tạp hóa tốn khá nhiều chi phí. Tuy nhiên, đây lại là một hình thức kinh doanh một vốn bốn lời nên bạn đừng ngại đầu tư. Nếu còn băn khoăn về vấn đề thiếu vốn thì các bạn có thể tham khảo dịch vụ ứng vốn dành cho chủ tiệm tạp hóa thông qua ứng dụng VinShop và ngân hàng Techcombank. Đừng bỏ qua cơ hội làm giàu ngay trong tầm tay của bạn.
3. Cách tính thuế ở tiệm tạp hóa
3.1. Các mức thuế môn bài
Đối với các cửa hàng tạp hóa thì nộp thuế môn bài căn cứ trên mức thu nhập bình quân hàng tháng. Cách tính thuế tạp hóa môn bài như sau:
- Thu nhập trên 1.500.000 đồng phải nộp mức thuế 1.000.000 đồng/năm
- Thu nhập từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng sẽ chịu mức thuế 750.000 đồng/năm
- Thu nhập từ 750.000 đến 1.000.000 đồng chịu mức thuế 500.000 đồng/năm
- Mức thu từ 500.000 đến 750.000 đồng có mức thuế 300.000 đồng/năm
- Từ 300.000 đến 500.000 đồng có mức thuế là 100.000 đồng/năm
- Dưới 300.000 đồng thì mức thuế phải nộp là 50.000 đồng/năm
Từ đó, chủ cửa hàng tạp hóa chỉ cần căn cứ vào doanh thu bán hàng hàng tháng của cửa hàng là có thể tính được thuế môn bài cần nộp.
3.2. Cách tính thuế giá trị gia tăng ở tiệm tạp hóa
Đối với thuế giá trị gia tăng có 2 cách tính là tính theo phần trăm trên doanh thu (nếu cửa hàng có sử dụng hóa đơn) và theo phương pháp khoán.
Các cửa hàng tạp hóa thường hay nộp thuế theo phương pháp khoán. Theo phương pháp này, cán bộ thuế quản lý trực tiếp trên địa bàn có cửa hàng sẽ làm việc với chủ cửa hàng về mức thuế khoán, bạn hãy làm việc với cán bộ thuế này để ra mức thuế phù hợp nhất với cửa hàng của bạn.
Đối với cửa hàng có doanh thu dưới 100 triệu/ năm thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
3.3. Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Còn với thuế thu nhập cá nhân thì cửa hàng kinh doanh có hóa đơn, chứng từ và hạch toán theo luật thuế sẽ tính theo thông tư 111/tt-btc 2013 về hướng dẫn luật thuế thu nhập cá nhân.
Với cửa hàng tạp hóa chưa thực hiện đúng pháp luật kế toán về hóa đơn, chứng từ, không xác định được doanh thu, chi phí thì số thuế phải nộp sẽ tính theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định nhân với doanh thu khoán trong kỳ tính thuế. Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định sẽ tùy theo từng mặt hàng kinh doanh, tỷ lệ này sẽ dao động từ 7% đến 30%.
Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn xác định chính xác bán hàng tạp hóa có phải đóng thuế không? cũng như có hiểu biết đầy đủ hơn về các loại thuế mình cần nộp. Đừng quên tiếp tục theo dõi VinID để có thể cập nhật tất tần tật kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê: vốn, thủ tục và lợi nhuận các bạn nhé!
Xem thêm bài viết liên quan:
Bán tạp hóa có giàu không? Bán tạp hóa lãi bao nhiêu?
Cách nhập hàng bán Tết 2021 – Sản phẩm bán Tết và chọn nguồn hàng