Bánh mì đen là loại bánh nổi tiếng về vị ngon và các lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, loại bánh mì này rất được những người ăn kiêng ưa chuộng. Hãy cùng VinID tìm hiểu thêm các thông tin thú vị xung quanh loại bánh này và cách làm bánh mì đen chuẩn vị Âu, tốt cho sức khỏe qua bài viết sau nhé.
1. Tất tần tật về bánh mì đen
1.1. Nguồn gốc bánh mì đen
Bánh mì đen còn được gọi là bánh mì lúa mạch, là loại bánh được chế biến từ bột mì lúa mạch đen.
Bánh có nguồn gốc từ Đức, là món ăn của những người nghèo, dân vạn chài hay những kẻ tù tội. Dần dần, nhờ hương vị hấp dẫn và sự bổ dưỡng, bánh được người dân châu Âu yêu thích và trở nên phổ biến trong các bữa ăn.
Bánh có màu đen đặc trưng hoặc màu nâu, màu xám tùy vào loại bột. Vỏ của bánh cứng hơn các loại bánh mì khác, hương vị cũng đậm hơn.
1.2. Các lợi ích cho sức khỏe của bánh mì đen
Giảm cân, giữ dáng
So với bánh mì trắng, bánh mì đen có công dụng giảm cân, giữ dáng do ít béo, ít ngọt, lượng calo ít hơn bánh mì trắng 20% nhưng lượng chất xơ lại gấp 4 lần.
Chất xơ cũng tạo cảm giác no cho cơ thể, tránh ăn nhiều gây ra thừa cân.
Ổn định đường huyết
Chỉ số đường huyết trong loại bánh mì này cũng thấp hơn bánh mì trắng, không làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể an tâm thưởng thức.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Lượng carbohydrate và vitamin B dồi dào trong bánh mì đen giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bạn sẽ có đủ sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần cho một ngày dài học tập và làm việc.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Chất xơ trong bánh giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phòng ngừa táo bón, tiêu chảy và các bệnh rối loạn đường tiêu hóa.
Phòng ngừa các bệnh mãn tính
Chất phytonutrient trong bánh mì đen có tác dụng chống oxy hóa, phòng ngừa các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp…
Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người thường xuyên ăn bánh sẽ giảm được 20 – 30% nguy cơ mắc các chứng bệnh tim mạch so với người ít ăn ngũ cốc hay bánh mì đen.
Ngăn ngừa ung thư
Bánh mì đen là thực phẩm chống ung thư rất tuyệt vời do chứa nhiều chất có đặc tính ngăn ngừa tế bào ung thư di căn như chất xơ, saponin, chất ức chế protease, polyphenol, axit phytic…
Ngoài ra, bánh còn có tác dụng phòng ngừa ung thư vú – căn bệnh ung thư hết sức nguy hiểm ở nữ giới.
Giảm viêm
Tác dụng giảm viêm của bánh mì đen đã được chứng minh là có công hiệu cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác như khoai tây, bánh mì trắng, yến mạch…
Phòng ngừa sỏi mật
Sỏi mật hình thành do cơ thể bị dư cholesterol. Do đó, khi sử dụng bánh mì đen, lượng chất xơ không hòa tan trong bánh làm giảm cholesterol, thúc đẩy tống chất thải từ ruột ra bên ngoài, giúp ngăn ngừa sỏi mật.
1.3. Sự khác nhau giữa bánh mì đen & bánh mì nguyên cám
Ngũ cốc nguyên hạt sẽ gồm 3 thành phần chính:
- Cám: lớp ngoài cùng bảo vệ hạt, chứa nhiều khoáng chất, vitamin nhóm B, chất xơ.
- Nội nhũ: lớp nằm dưới lớp cám, chứa nhiều protein và carbohydrates.
- Mầm: lớp trong cùng của hạt, chứa nhiều chất béo, khoáng chất, chất chống oxy hóa, protein, vitamin E, vitamin nhóm B.
Bột mì thường dùng để làm bánh mì trắng có thành phần chủ yếu là nội nhũ. Phần cám và mầm đã được loại bỏ trong quá trình xay.
Bột mì nguyên cám dùng để làm bánh mì nguyên cám thì gồm cả 3 thành phần là cám, nội nhũ và mầm nên hàm lượng dinh dưỡng rất cao, giữ lại được hầu hết các chất bổ trong hạt.
Bánh mì đen được làm từ bột lúa mạch đen, có thành phần chủ yếu là cám. Bánh nguyên cám chính là loại bánh mì giàu dinh dưỡng, bao gồm cả cám, nội nhũ và mầm.
2. Hướng dẫn cách làm bánh mì đen
Nguyên liệu làm bánh:
- Bột số 11: 700g
- Bột mì đen: 300g
- Men khô lạt: 15g
- Muối: 13g
- Nước đá: 650ml
Cách làm bánh mì đen:
- Nhào bột số 11 và bột mì đen, men, muối, nước đá bằng máy nhào bột trong 7 phút.
- Áo bột lên bề mặt đặt bột để chống dính.
- Chia bột thành 9 phần, mỗi phần 220g.
- Đậy bột bằng màng bọc thực phẩm, cho bột nghỉ trong 5 phút.
- Cuộn bột lại theo chiều dài, vừa cuộn vừa ấn.
- Lăn bột cho dài ra và nhọn ở 2 đầu để tạo hình bánh mì.
- Đặt bánh lên khay nướng có lót sẵn giấy nến.
- Ủ bánh trong lò khoảng 30 phút với nhiệt độ 35 độ C, độ ẩm 85%.
- Rắc bột lên bề mặt bánh mì, dùng dao rạch bánh để tạo hình carô.
- Làm nóng lò trong 10 phút ở nhiệt độ 175 độ C.
- Nướng bánh trong 25 phút ở nhiệt độ 175 độ C là hoàn tất.
Video hướng dẫn thực hiện:
(Nguồn: Kênh Youtube Hướng Nghiệp Á Âu)
3. Cách ăn bánh mì đen giảm cân
Tuy bánh rất tốt cho sức khỏe, nhưng cần ăn một cách khoa học mới đem đến hiệu quả giảm cân như mong muốn. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách ăn bánh mì đen giảm cân:
- Nên ăn bánh vào buổi sáng để tận dụng năng lượng cho các hoạt động trong ngày, đồng thời ngăn cảm giác đói dẫn đến ăn nhiều vào trưa hay chiều tối.
- Vào 2 bữa phụ 9 giờ sáng và 3 giờ chiều, bạn hãy dùng bánh mì đen thay cho các loại thực phẩm khác.
- Không nên thưởng thức bánh vào buổi tối vì quá trình tiêu hóa, đào thải trong thời điểm này bị chậm lại, dễ dẫn đến thừa cân.
- Không dùng bánh mì đen thay thế toàn bộ các thực phẩm khác trong bữa chính vì sẽ gây ra thiếu hụt dinh dưỡng.
- Nên chia nhiều bữa trong ngày để ăn.
- Không ăn quá nhiều bánh. Một ngày nam chỉ nên ăn tối đa 16 lát, nữ ăn tối đa 12 lát.
Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã biết thêm nhiều thông tin bổ ích về bánh mì đen cũng như nắm rõ cách làm loại bánh mì thơm ngon, bổ dưỡng này. Đừng quên tải app VinID để bổ sung cho bữa cơm nhà những nguyên liệu tươi ngon nhất từ hệ thống cửa hàng VinMart nhé.
>>> Cách làm nước sốt bánh mì cực ngon <<< |