Hương vị béo ngậy, giòn sần sật và không bị ngán của giò thủ chắc chắn sẽ là món ăn đổi bữa ngon miệng cho cả gia đình. Cách làm giò thủ không hề khó với nguyên liệu và hướng dẫn chi tiết qua bài viết!
1. Nguyên liệu làm giò thủ
- 500g tai heo
- 300g lưỡi heo
- 300g thịt thủ
- 200g thịt nạc giò heo
- 100g nấm mèo (mộc nhĩ)
- 50g nấm hương
- Gừng, hành tím, tỏi
- Gia vị: Hạt nêm, tiêu, nước mắm, đường, bột ngọt
>>> Cách làm chả giò giòn ngon <<< |
2. Sơ chế nguyên liệu chuẩn vị Bắc
2.1. Sơ chế nguyên liệu
- Hành tỏi bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn.
- Tai heo, lưỡi heo và thịt thủ rửa sạch, chần qua nồi nước sôi có giấm và muối sau đó rửa lại với nước lạnh. Riêng phần lưỡi heo chú ý loại bỏ sạch phần màng trắng.
- Mộc nhĩ và nấm hương ngâm trong nước ấm khoảng 20 phút để nở hoàn toàn. Tiếp tục cắt bỏ phần chân, rửa sạch và thái nhỏ.
2.2. Luộc thịt và ướp gia vị
- Cho vào nồi nước hành tím đập dập, vài nhát gừng, 1 thìa đường, 1 thìa muối và ½ thìa bột ngọt để giúp thịt luộc thơm ngon hơn.
- Cho tiếp tai heo, lưỡi heo và thịt thủ vào nồi nước và đun sôi khoảng 15 phút.
- Vớt thịt heo ra, ngâm vào bát nước đá. Tiếp tục cắt lát mỏng các phần thịt heo đã chuẩn bị.
- Phần tai heo, lưỡi heo và thịt thủ đã cắt cho vào tô, ướp với 1 thìa đường, 1 thìa muối, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa muối, 1 ít tiêu say. Trộn đều thịt và cho vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút.
2.3. Xào thịt
- Đun nóng chảo, thêm một muỗng dầu ăn và phi thơm hành tỏi băm.
- Tiếp tục cho phần thịt đã ướp vào, xào thịt đều tay.
- Khi thịt săn lại, cho mộc nhĩ và nấm hương đã chuẩn bị vào, tiếp tục xào khoảng 3 phút.
- Thêm ½ muỗng nước mắm, một ít hạt tiêu vào xào khoảng 3 phút và tắt bếp.
3. Cách làm giò thủ – gói giò đúng chuẩn
3.1. Cách gói giò thủ bằng lá chuối
- Để gói giò bằng lá chuối, bạn nên chọn những chiếc lá to sau đó rửa sạch, lau khô. Hơ lá chuối dưới lửa để lá mềm và dễ gói hơn.
- Gói giò thủ khi thịt xào còn nóng để giò được dính chặt đẹp mắt.
- Trải lá chuối ra mặt phẳng, đổ phần thịt xào với mộc nhĩ, nấm đã chuẩn bị.
- Gói lá chuối chặt tay, gấp một đầu giò sau đó dùng dây lạt hoặc dây nilon để cột chặt. Cho đầu giò đã gói xuống, dùng tay nén phần thịt, chỉnh cho giò thẳng và buộc chặt lại.
- Cho giò thủ đã gói vào ngăn mát tủ lạnh, để khoảng 5 – 6 tiếng là có thể thưởng thức.
3.1. Cách gói giò thủ bằng khuôn
- Nếu có khuôn làm giò thủ, việc thực hiện sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần cho thịt còn nóng vào khuôn làm giò đảm bảo cho thịt lấp đầy khuôn.
- Dùng tay nhấn nhẹ nắp khuôn để ấn thịt xuống.
- Cho cả khuôn giò thủ vào tủ lạnh, để khoảng 3 tiếng và xoay để lấy phần giò ra khỏi khuôn.
Khi ép giò, bạn nên ép thật chặt tay sẽ giúp món giò thêm ngon và bảo quản được lâu hơn. Thông thường, giò thủ có thể bảo quản được tối đa 7-10 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Do đó, bạn không nên để món ăn quá lâu.
4. Trình bày và thưởng thức giò thủ
Món giò thủ thành phẩm là sự đan xen giữa tai heo, lưỡi heo, thịt thủ với mộc nhĩ và nấm. Để món ăn thêm phần hấp dẫn, bạn cắt giò thành từng khoanh tròn, sau đó cắt thành 6 miếng, trang trí cùng hành muối, cà rốt và các loại rau thơm.
Hương vị độc đáo của món giò thủ sẽ thêm ngon hơn khi thưởng thức cùng một chút rượu vodka. Bạn cũng có thể chấm các miếng giò với tương ớt hoặc nước mắm tỏi ớt.
5. Mẹo giúp món giò thủ giòn ngon
Để món giò thủ giòn ngon, khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Cụ thể, bạn cần lưu ý:
- Tai heo: Nên chọn tai heo cỡ vừa với độ giòn vừa phải, có màu hồng tươi và mùi thơm đặc trưng. Tai heo to thường là heo già, sụn sẽ cứng.
- Lưỡi heo: Chọn mua lưỡi có kích thước vừa phải, màu sắc đỏ hồng tươi, màu trắng đều ở đoạn gần cuống họng. Tránh lưỡi heo có mùi lạ, vết bầm tím.
- Thịt thủ: Nên chọn thịt thủ tươi, có mùi thơm. Tránh mua phần thịt thủ có mùi lạ.
- Mộc nhĩ: Chọn khổ nấm to, dày, mặt dưới có màu be sữa, mặt trên có màu đen bóng. Tránh mộc nhĩ có màu đen sậm bởi chúng thường mềm nhũn khi ngâm nước.
Hy vọng bạn sẽ thành công với cách làm giò thủ được chia sẻ trên. Đừng quên mua nguyên liệu tại Winmart hoặc app VinID để được tích điểm nhé!
>>> Cách làm chả bò giòn dai <<< |