Nếu đã được một lần đặt chân đến xứ Huế, chắc hẳn bạn đã từng được thưởng thức món chè đậu ván vàng óng, thơm nức mũi mùi cốt dừa béo ngậy. Với cách nấu chè đậu ván đơn giản và nhanh chóng trong bài viết này, VinID sẽ giúp bạn có ngay nồi chè thơm ngon.
1. Nguyên liệu nấu chè đậu ván
- 150gr đậu ván không vỏ
- 130gr đường cát
- 10gr đường nâu
- 35gr bột năng
- 10 nhánh lá dứa
- 200ml nước cốt dừa
- 180 ml sữa tươi không đường
- 1 ít muối
Lưu ý chọn mua đậu ván ngon:
- Đậu ván tươi ngon màu vàng nhạt tự nhiên, có kích thước vừa, tròn đều, khô ráo, không bị ẩm, hạt bóng chắc.
- Không nên mua hạt quá to hoặc quá bé, những hạt bị sâu đốt hoặc có màu vàng sậm, hơi ngả xám.
2. Các bước nấu chè đậu ván cốt dừa
Bước 1: Sơ chế đậu ván
- Đậu ván mua về, đãi sạch với nước lọc. Loại bỏ hạt lép, hạt ẩm mốc và ngâm với nước trong khoảng 7 – 10 tiếng hoặc ngâm qua đêm để đậu nở.
- Ngâm xong, rửa lại nhiều lần với nước, chà xát để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài. Vớt đậu ván ra để ráo nước.
Bước 2: Hấp đậu ván
- Cho đậu ván lên xửng hấp cùng 5 nhánh lá dứa được cột cố định, bắc nồi lên bếp đun ở lửa vừa trong khoảng 20 – 25 phút cho đậu chín mềm.
- Nếu không có nồi hấp, bạn có thể luộc chín đậu ván bằng nồi thường hoặc nồi cơm điện. Đậu ván chín mềm sẽ không còn vị đắng, có vị ngọt ngậy bùi nhé!
Bước 3: Nấu chè đậu ván
- Bắc 1 cái nồi lên bếp đun sôi 600ml nước, cho thêm 10gr đường nâu, 110gr đường cát, 1 ít muối và khuấy đều cho tan.
- Đến khi hỗn hợp nước đường sôi, hoà tan 30gr bột năng với 40ml nước. Từ từ đổ vào nồi chè để tránh vón cục, dùng muỗng khuấy đều cho quyện nhanh chóng.
- Cho từ từ từng nắm đậu ván vào nồi đến khi hết lượng đậu, đun khoảng 5 – 7 phút và tắt bếp.
Bước 4: Nấu nước cốt dừa
- Hoà tan 5gr bột năng với 5ml nước, khuấy đều giúp bột nhanh tan hơn.
- Bắc lên bếp 1 cái nổi, thêm vào 200ml nước cốt dừa, 20gr đường cát, 1 ít muối, 5 lá lá dứa được bó lại gọn gàng, khuấy đều tay trên lửa nhỏ.
- Đến khi hỗn hợp hoà tan hoàn toàn và bắt đầu sôi thì đổ 180ml sữa tươi không đường vào.
- Thêm bột năng vào, tiếp tục khuấy đến khi hỗn hợp hơi sánh lại thì tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thiện món chè
- Khi các hạt đậu nở mềm, chín nhừ, bạn cho nước đường lá dứa vào nồi chè. Nhẹ nhàng dùng phới đảo đều để hạt đậu không bị nhuyễn nát.
- Múc chè ra chén, rưới phần nước cốt dừa đã nấu lên. Có thể thêm chút dừa tươi bào sợi hoặc đậu phộng rang để gia tăng hương vị nhé!
3. Thành phẩm
Chén chè đậu ván nấu xong có màu vàng ươm tự nhiên vô cùng đẹp mắt, mùi thơm ngậy béo của nước cốt dừa. Ăn chè khi còn nóng hổi hoặc thêm chút đá bào vào đều rất hợp. Hạt đậu to được ninh chín mềm, ngậy bùi vô cùng, thơm thoang thoảng mùi lá dứa.
Chè đậu ván chỉ nên ăn ngay hoặc bọc kín chè và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh không quá 1 ngày. Bởi lượng đường trong khi chế biến khá lớn, để lạnh lâu dễ làm hạt đậu cứng, sượng và khó ăn.
Từ lâu, món chè đậu ván đã trở thành món ăn đặc trưng của xứ kinh kỳ với hương vị đặc trưng béo ngậy và đậu ván ninh nhừ. Hy vọng bạn sẽ thành công với cách nấu chè đậu ván được chia sẻ trên. Mua đậu ván ngon, đảm bảo chất lượng trên app VinID hoặc đến ngay cơ sở Vinmart gần nhất và vào bếp trổ tài thiết đãi các thành viên trong gia đình nào!
>>> Cách nấu chè đậu trắng dẻo ngọt <<< |