Thịt gà là một trong những loại thực phẩm chính được sử dụng ở các bữa ăn hàng ngày của gia đình. Tuy là một món ăn quen thuộc, nhưng bạn đã biết về những thông tin dinh dưỡng cũng như một số loại thực phẩm kỵ với thịt gà chưa?
1. Thành phần dinh dưỡng trong thịt gà
1.1. Phần ức gà
Trong 100 gram ức gà cung cấp:
- 165 calo
- 31 gram protein
- 3,6 gram chất béo
Nghĩa là trong phần ức gà sẽ có khoảng 80% lượng calo xuất phát từ protein và 20% còn lại là của chất béo.
Tuy nhiên xin lưu ý rằng đây là ước lượng tính toán thô, chưa cộng thêm các nhóm chất khác trong thực phẩm nấu kèm như rau, gia vị, nước sốt, dầu ăn,…
1.2. Phần đùi gà
Trong 100 gram đùi gà cung cấp:
- 209 calo
- 26 gram protein
- 10,9 gram chất béo
Nghĩa là trong đùi gà sẽ có khoảng 53% lượng calo xuất phát từ protein và 47% chất béo. Khi ngân sách bạn hạn hẹp, bạn có thể lựa chọn đùi gà thay ức gà vì giá thành phần đùi thường thấp hơn phần ức.
1.3. Phần cánh gà
Trong 100 gram cánh gà cung cấp:
- 203 calo
- 30,5 gram protein
- 8,1 gram chất béo
Nghĩa là trong cánh gà sẽ có khoảng 64% lượng calo xuất phát từ protein và 36% chất béo. Hầu như mọi người sẽ ăn cánh gà cùng với lớp da của gà, tuy nhiên phần da gà sẽ tập trung nhiều chất béo hơn protein.
1.4. Ăn thịt gà có gây béo không?
Nếu bạn đang theo đuổi chế độ ăn lành mạnh, tăng cơ giảm mỡ hay đang mong muốn giảm cân thì thịt gà, đặc biệt thịt ức là lựa chọn phù hợp với lượng calo thấp nhưng giàu protein.
Lưu ý về cách chế biến thịt gà để đảm bảo dinh dưỡng không làm tăng cân. Cần tránh các món gà chiên, gà tẩm bột hay gà đã qua chế biến như xông khói.
2. Công dụng của thịt gà
Thịt gà là thực phẩm xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn gia đình, nếu bạn thắc mắc về công dụng của gà với sức khỏe thì đây là câu trả lời.
Nếu bạn chế biến thịt gà không cho thêm quá nhiều dầu mỡ và gia vị thì đây là các điểm có ích từ dinh dưỡng có trong gà:
- Cung cấp canxi và vitamin D, giúp xương bạn chắc khỏe
- Choline và B12 giúp cải thiện trí nhớ
- Tryptophan tăng serotonin giảm nguy cơ trầm cảm
- Sắt bổ sung máu, giảm bớt mệt mỏi
- Giảm cholesterol trong cơ thể làm tăng sức khỏe tim mạch
- Góp phần tăng khả năng sinh sản của hai giới
- Giảm tỷ lệ phần trăm mắc bệnh ung thư đại trực tràng
Ngoài ra theo Đông y cho biết, thịt gà có vị ngọt, tính ấm, ôn trung ích khí, bổ tinh thủy. Thịt gà bổ dưỡng có thể dùng cho người sụt cân, suy nhược, ăn kém, phù nề, đái tháo đường,… rất nhiều công dụng.
3. Giải đáp: Thịt gà kỵ loại thực phẩm nào?
Tuy thịt gà bổ dưỡng nhưng tránh kết hợp sai nguyên liệu trong khi chế biến gây tác dụng phụ không mong muốn. Một số nguyên liệu không nên ăn cùng thịt gà như:
- Tỏi và hành sống
- Chấm với muối vừng (muối mè)
- Không kết hợp ăn cùng kinh giới
- Muối vừng (muối mè) và rau thơm
- Cá chép
- Thịt chó
- Tôm
- Rau răm
Ngoài ra, một số người hạn chế dùng thịt gà như:
- Người bị huyết áp hay có vấn đề tim mạch
- Người sau mổ hoặc có vết thương hở sâu
- Người đang hoặc vừa bị thủy đậu
- Người xơ gan
- Người viêm xương khớp
- Người mắc các vấn đề tiêu hóa (Chướng bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm,…)
- Người bị sỏi thận
4. Bảng giá thịt gà hôm nay
4.1. Giá gà ta
Giá gà dao động thông thường từ 80.000đ/g đến 100.000đ/kg, với ngày lễ Tết nhỉnh hơn 20.000đ. Nhưng cũng có lúc trong năm giá thịt gà ta hạ xuống còn 65.000đ/ kg.
Gà ta khi trưởng thành có trọng lượng khoảng 1,5 – 1,8 kg. Gà có sức đề kháng cao, dễ nuôi thường được nuôi trong mô hình thả vườn hoặc trang trại.
4.2. Gà đông tảo
Giá thịt gà Đông Tảo thuần chủng sẽ mắc hơn gà lai tạo, khoảng từ 350.000 vnđ – 500.000 vnđ/kg. Còn với gà Đông Tảo lai thì giá rơi vào khoảng 150.000đ – 280.000đ/kg. Với các dịp lễ Tết giá sẽ tăng cao hơn một chút.
Gà Đông Tảo khá đặc biệt, có thân hình to lớn, chân thô, khi trưởng thành con đực sẽ nặng khoảng 4,5kg và con cái nặng tầm 3,5 kg.
4.3. Gà tre
Gà tre hiện nay khá được săn đón vì được đánh giá thịt ngọt, thơm, chế biến món ăn rất ngon. Giá thị trường được bán từ 150.000-200.000đ/kg.
Trọng lượng gà tre không lớn, chỉ từ 400-800 gram mà thôi. Tuy gà bé nhưng rất săn chắc, không có mỡ và không dau như gà ta hay cứng như gà nòi.
4.4. Gà tây
Tùy vào thời điểm thị trường, thông thường giá gà tây giao động từ 130.000đ – 200.000đ/kg. Vào thời điểm như lễ Giáng sinh hay lễ Tạ ơn thì thịt gà sẽ đắt hơn.
Thịt gà tây trống và tây mái sẽ có sự chênh lệch nhiều về cân nặng, giá thành và chất lượng. Gà trống sẽ đắt hơn gà mái vì thịt dai, ngon và ngậy hơn. Con trống sẽ nặng khoảng 5-12kg còn con mái sẽ ở khoảng 3-4kg.
4.5. Gà công nghiệp
Gà công nghiệp chia thành hai loại chính là gà lông trắng và gà lông màu, thường được nuôi lấy thịt hoặc đẻ trứng, cân nặng gà khoảng 3kg trở lên.
Sau khi trải qua tác động của covid và giãn cách ở nhiều tỉnh, việc vận chuyển gà khó khăn nên giá gà sụt giảm. Trên thị trường hiện nay, gà lông trắng có giá 26.000đ – 28.000đ/kg và gà lông màu có giá bán từ 33.000đ – 43.000 đồng/kg.
5. Giải đáp các thắc mắc khi ăn thịt gà
5.1. Ăn thịt gà có bị ho không?
Ăn thịt gà KHÔNG gây ho hoặc đem đến các tác dụng phụ khác cho triệu chứng ho. Ngược lại, thịt gà cung cấp rất nhiều chất có giá trị dinh dưỡng như protein và đạm. Đặc biệt, ở gà có nhiều Kẽm, là chất dinh dưỡng sản sinh máu và góp phần lớn vào hệ thống miễn dịch cơ thể.
5.2. Ăn thịt gà có bị sẹo lồi không?
Nếu bạn đang có vết thương hở thì KHÔNG NÊN ăn gà. Chú ý nhất là khi vết thương trong quá trình lên da non, ăn gà sẽ khiến cảm giác ngứa ngáy ở giai đoạn này thêm nghiêm trọng và làm vết thương lâu lành. Khi bức bối bạn lỡ tay gãi sẽ dễ dàng khiến vết thương hình thành sẹo hơn.
5.3. Ăn thịt gà có bị nhức xương không?
Khi bị các vấn đề về xương khớp bạn cần TRÁNH các loại thịt gia cầm, đặc biệt là gà. Trong thịt gà có lượng lớn kẽm, có khả năng phá vỡ cấu trúc sụn, làm tăng cảm giác đau nhức và viêm nhiễm vùng khớp bị đau.
5.4. Ăn thịt gà bị ngứa phải làm sao?
Ăn thịt gà làm bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu thì khả năng cao bạn dị ứng với nó. Tuy không phổ biến nhưng không thể không xảy ra.
Một số triệu chứng thường gặp là ngứa ngáy dữ dội, phát ban và nặng nhất là sốc phản vệ. Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng với thịt gà hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để được chẩn đoán tránh các phản ứng nguy hiểm.
5.5. Ăn thịt gà có nổi mụn không?
Các chuyên gia cho biết, người bị mụn KHÔNG NÊN sử dụng thịt gà vì khi ăn có thể làm vết mụn bị viêm nhiễm lâu lành, nhiều khả năng để lại sẹo.
Nguyên nhân được cho là gà có tính nóng, có thể khiến cơ thể sinh nhiệt, phát sinh các hiện tượng mưng mủ hay sưng tấy và mụn cũng là một loại vết thương hở.
5.6. Thịt gà để tủ lạnh được trong bao lâu?
Thịt gà sống cũng như các loại gia cầm khác, bạn có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh từ 0 – 5 độ C trong 1 – 2 ngày. Nhưng ở nhiệt độ ngăn đá thời gian dự trữ lâu hơn, lên đến 9 tháng.
Gà nấu chín khi bỏ vào ngăn đông, trong điều kiện bảo quản đúng cách và không thay đổi nhiệt độ trong lúc cấp đông thì thời gian từ 2 – 6 tháng. Tuy nhiên bạn không nên để thịt gà quá lâu trong tủ lạnh sẽ làm mất độ tươi ngon và làm hao hụt lượng dinh dưỡng.
5.7. Thịt gà hợp với gì?
Với hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giá thành bình dân, thịt gà được rất nhiều người ưu tiên sử dụng. Từ nguyên liệu là gà, mọi người có thể khéo léo kết hợp cùng một số loại rau, củ, quả khác để làm tăng độ dinh dưỡng, an toàn nhất cho cơ thể:
- Khoai tây cùng bí đỏ
- Bí xanh và nấm
- Cà rốt, bí đỏ, khoai tây
- Táo
- Rau ngót
- Lá giang
- Đu đủ
Ở trên là bài viết tổng hợp thông tin cơ bản để giải đáp các thắc mắc thịt gà kỵ gì cũng như các thông tin cần biết khi ăn thịt gà. Ngoài những lưu ý đã đề cập, bạn hãy thường xuyên sử dụng thịt gà để cung cấp Protein và Sắt cho các thành viên trong nhà.
Để mua thịt gà sạch và an toàn hãy ghé siêu thị VinMart, VinMart+ hoặc đi chợ tiện lợi hơn thông qua ứng dụng VinID an tâm chất lượng cũng như giá thành nhé.
>>> Các món ngon từ gà cực dễ làm <<< |