Trà gừng là một trong những loại đồ uống đặc biệt tốt cho sức khỏe, nhất là vào mùa lạnh. Vậy cụ thể uống trà gừng có tác dụng gì? Cách pha trà gừng chuẩn vị như thế nào? Tất cả sẽ được VinID giải đáp chi tiết trong bài viết này. Cùng đón đọc ngay bạn nhé!
1. Tác dụng của trà gừng
Uống trà gừng hàng ngày là cách tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe, chống lại bệnh tật an toàn, hiệu quả tại nhà. Cụ thể những tác dụng tuyệt vời của trà gừng như sau:
- Chống cảm giác buồn nôn: Được khuyên dùng với phụ nữ trong giai đoạn ốm nghén, những người thường xuyên bị say tàu xe, người có cảm giác buồn nôn sau khi hóa trị hoặc phẫu thuật…
- Kích thích hệ tiêu hóa: Uống trà gừng mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng đầy hơi, viêm đại tràng hay tiêu chảy.
- Chữa bệnh cảm lạnh: Nếu bạn bị cảm lạnh, hãy uống một cốc trà gừng nóng. Tính nóng của gừng sẽ làm nóng hệ hô hấp, làm thuyên giảm các triệu chứng nghẹt mũi, khó chịu do bệnh hen gây ra.
- Giảm hôi miệng: Hãy uống 1 cốc trà gừng ấm mỗi ngày để hạn chế sự xâm lấn của vi khuẩn gây hôi miệng.
- Tăng hệ miễn dịch: Gừng có chứa sắt, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất… Nó góp phần làm tăng hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe toàn diện mỗi ngày.
2. Cách pha trà gừng thơm ngon
2.1. Trà gừng pha mật ong
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gừng tươi: 1 củ
- Mật ong nguyên chất: 1 – 2 thìa
- Nước lọc: 1 cốc
- Nước cốt chanh: 1 thìa
Cách pha trà gừng mật ong
- Bước 1: Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, sau đó thái thành lát mỏng hoặc thái sợi.
- Bước 2: Đun sôi nước lọc, sau đó đổ nước ra cốc. Tiếp đến cho thêm gừng tươi đã chuẩn bị vào cốc.
- Bước 3: Hãm trà gừng khoảng 3 – 5 phút. Sau đó, cho thêm nước cốt chanh + mật ong vào khuấy đều và thưởng thức.
Trà gừng mật ong có rất nhiều cách pha khác nhau. Bạn chỉ nên uống tối đa 3 ly trà gừng mật ong mỗi ngày. Nếu uống quá nhiều rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu.
2.2. Trà gừng pha sả
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gừng tươi: 1 củ
- Sả tươi: 1 – 2 nhánh
- Mật ong nguyên chất: 1 – 2 thìa
- Nước lọc: 500ml
Cách pha trà gừng sả
- Bước 1: Sả rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, đập dập phần thân sả và cắt thành khúc 2 – 3 cm. Phần lá sả sau khi đã rửa sạch thì cột gọn lại thành vòng tròn.
- Bước 2: Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng.
- Bước 3: Bắc nồi lên bếp, đun sôi nước lọc. Khi nước sôi thì cho lá sả, thân sả và gừng đã sơ chế vào nồi, đậy nắp lại.
- Bước 4: Đun tiếp trà khoảng 5 – 7 phút để ngấm dưỡng chất thì tắt bếp.
- Bước 5: Rót trà gừng sả ra cốc và cho thêm mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức.
Như vậy là bạn đã hoàn thành công thức pha trà sả gừng cực kỳ đơn giản. Lưu ý, nên chọn mua sả tươi có bẹ ôm chặt lấy nhau. Phần lá sả phải còn tươi, không bị khô héo. Thân sả có màu xanh tươi bắt mắt, có mùi thơm đặc trưng. Phần củ sả trắng ngà, to đều.
2.3. Trà gừng pha quế
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gừng tươi: 2 củ
- Quế thanh: 30gr
- Đường trắng: 100gr
- Đường nâu: 200gr
- Nước lọc: 1 lít
Cách pha trà gừng quế
- Bước 1: Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, sau đó thái lát mỏng.
- Bước 2: Thanh quế sau khi mua về dùng bàn chải lông mềm chà sạch bẩn bên ngoài vỏ, rửa sạch và để ráo nước.
- Bước 3: Bắc nồi lên bếp, đun sôi 500ml thì cho gừng vào. Tiếp tục, đun sôi 500ml nước còn lại rồi cho thanh quế vào.
- Bước 4: Đun song song 2 nồi nước gừng và quế trên bếp khoảng 20 – 30 phút ở lửa nhỏ. Sau đó, dùng rây lọc phần nước một lần nữa, bỏ phần xác quế và gừng.
- Bước 5: Đổ chung hỗn hợp nước gừng và quế lại với nhau. Tiếp tục đun sôi trên bếp thêm 10 phút.
- Bước 6: Cho đường trắng + đường nâu vào nồi. Đun thêm 1 phút thì tắt bếp.
Hương thơm từ gừng và quế chắc chắn sẽ tạo nên một món thức uống vô cùng thanh mát, ngon miệng đối với mọi người. Lưu ý, để đảm bảo chất lượng, tốt nhất bạn nên mua thanh quế ở hiệu thuốc hoặc hệ thống các siêu thị Vinmart, cửa hàng Vinmart+ trên toàn quốc.
3. Giải đáp thắc mắc khi uống trà gừng
3.1. Uống trà gừng có tăng huyết áp không
Với những người bị cao huyết áp hoặc có tiền sử bị bệnh, tốt nhất không nên uống trà gừng hoặc ăn gừng vào thời điểm huyết áp đang lên cao. Điều này sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Thậm chí, khi uống trà gừng nóng lúc huyết áp lên cao rất dễ làm giãn mạch, gây đứt mạch máu. Cụ thế, trà gừng nóng sẽ là chất xúc tác khiến huyết áp tăng cao hơn. Nên uống trà gừng vào những lúc cơ thể đang trong trạng thái bình thường. Tần suất uống trà gừng chỉ tối đa là 1 cốc/ngày với những người bị bệnh cao huyết áp.
3.2. Uống trà gừng bao nhiêu là đủ
Trà gừng mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời trong việc chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống trà gừng không đúng liều lượng rất dễ gây ra các tác dụng phụ. Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo rằng:
- Người bình thường chỉ nên hấp thụ không quá 5gr gừng mỗi ngày.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai chỉ được dùng 2,5gr gừng tươi mỗi ngày.
- Người bị các bệnh tiêu hóa, khó hấp thụ chỉ dùng 1,2gr gừng tươi mỗi ngày.
- Người có nhu cầu giảm cân, người béo phì chỉ dùng 1gr gừng tươi mỗi ngày.
Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng thực tế, lượng gừng tươi dùng để pha trà sẽ được tính theo nguyên tắc cụ thể như trên.
3.3. Đối tượng sử dụng trà gừng
Hầu hết mọi người đều có thể uống trà với lượng vừa đủ mỗi ngày. Tuy nhiên, trẻ em dưới 5 tuổi, người bị bệnh cao huyết áp, người có thể nhiệt, người bị trúng nắng, người bị cảm mạo phong nhiệt, người có cơ địa nhiệt táo,… nên thận trọng khi uống trà gừng. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là bài viết chia sẻ những tác dụng tuyệt vời của trà gừng. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ bỏ túi thêm được nhiều công thức pha trà gừng mới lạ, tốt cho sức khỏe. Uống trà gừng rất tốt, nhưng cần phải đảm bảo đúng liệu lượng. Nếu không có nhiều thời gian chuẩn bị các nguyên liệu pha trà, bạn có thể mua trà gừng đóng gói túi lọc tại hệ thống siêu thị Vinmart hay chuỗi cửa hàng Vinmart+ để cùng thường thức cùng gia đình nhé!
>>> Cách nấu nước chanh sả gừng <<< |