Vải thiều sấy khô là loại quả có hương vị thơm ngon và nhiều dinh dưỡng với sức khỏe. Hãy cùng VinID tìm hiểu cách làm vải thiều khô và chế biến các món ăn từ loại quả này nhé!
1. Công dụng của vải thiều sấy
Nhiều người phân vân quả vải khô có tác dụng gì? Thực tế, vải thiều khô là loại quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng và hợp chất hữu cơ tốt cho sức khỏe. Cụ thể, trong 100 gram quả vải cung cấp các thành phần chất dinh dưỡng như: 66 calo, 0.8 gram protein, 16.5 gram carbs, 15.2 gram đường, 1.3 gram chất xơ, 0.4 gram chất béo.
Ngoài ra, vải thiều sấy còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Phòng chống ung thư: Trong quả vải thiều sấy khô có chứa các chất kaemferol, quercitin và flavones. Đây đều là những chất giúp phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú rất tốt.
- Phòng chống bệnh tim mạch: Trong cả vải tươi và vải sấy đều có chứa polyphenol – loại hoạt chất giúp tăng sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp. Do đó, ăn vải thiều sấy giúp phòng chống hiệu quả các bệnh lý tim mạch.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Chất xơ trong vải tươi và khô giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt. Ngoài ra, còn giúp cải thiện vị giác, tẩy giun và làm sạch đường ruột rất tốt.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Trong quả vải có chứa lượng vitamin C lớn giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh như viêm họng, cảm, sốt hiệu quả. Ngoài ra, quả vải còn chứa vitamin B giúp phòng ngừa các bệnh về gan.
- Làm đẹp tóc và da: Vải thiều sấy khô có chứa niacin và thiamin là những chất giúp tóc khỏe mạnh, loại bỏ độc tố da, tăng độ đàn hồi cho da. Đồng thời, vitamin C trong vải thiều khô còn giúp hỗ trợ chống lão hóa hiệu quả.
- Hỗ trợ xương: Vải thiều có chứa nhiều photpho, đồng, magie… giúp hỗ trợ xương chắc khỏe, tăng cường hấp thu canxi cho cơ thể.
>>> Giải đáp: Quả vải có tốt không? <<< |
2. Cách làm vải thiều sấy khô
Chuẩn bị
Để làm vải thiều sấy khô, bạn cần chuẩn bị vải thiều quả đều, mọng nước, vỏ mỏng, hạt nhỏ. Nên chọn những quả vải có kích thước đều nhau, không bị sâu. Trung bình, cứ 1kg vải tươi sau khi sấy khô sẽ cho ra khoảng 400g vải sấy thành phẩm. Do đó, tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể cân nhắc lượng vải tươi phù hợp.
Sơ chế
Sau khi lựa chọn vải tươi, bạn cần sơ chế trước khi làm vải thiều khô:
- Rửa sạch vải, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi để ráo.
- Sau đó, luộc qua nước sôi khoảng 5 phút.
Tiến hành sấy khô vải
Bạn có thể chọn một trong hai cách làm vải thiều sấy khô sau:
Cách làm quả vải sấy khô bằng ánh nắng mặt trời
Đây là một cách làm truyền thống cho thành phẩm vải thiều phơi khô có màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Cho vải vào một bề mặt phẳng như chiếc mâm rồi đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Nên chọn những lúc có nắng gắt nhất để phơi vải.
- Thời gian phơi khô vải dưới ánh nắng mặt trời trung bình 7 – 10 ngày. Khi quan sát thấy vỏ vải khô, có màu nâu, phần cùi co lại thì quả vải phơi khô đã đạt chuẩn.
Tuy nhiên, cách này khá tốn thời gian và phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên hiện nay được ít người lựa chọn.
Sấy khô vải bằng nồi chiên không dầu
- Làm nóng nồi chiên với chế độ Pre-heat ở 180 độ.
- Xếp các quả vải tươi vào nồi chiên không dầu và sấy ở nhiệt độ 80 độ C trong khoảng 30 phút khi lò nóng.
- Sau khi hết thời gian, bạn mở ra kiểm tra và lặp lại 7 lần sấy 80 độ trong 30 phút tiếp.
Bạn thực hiện món vải thiều sấy với nồi chiên không dầu trong 4 tiếng. Thành phẩm quả vải sấy bằng nồi chiên không dầu có màu nâu sẫm, vải vị ngọt, dẻo dẻo, thơm ngon hấp dẫn.
>>> Hướng dẫn cách chọn vải thiều ngon <<< |
3. Chế biến vải thiều khô thành nhiều món ngon
Bạn có thể dùng vải thiều sấy khô để chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như:
Ngâm rượu làm thuốc
Rượu vải thiều khô có vị ngọt nhẹ, được xem là một vị thuốc tốt cho sức khỏe. Theo đông y, uống 60ml rượu long nhãn mỗi ngày có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, bảo vệ tim mạch, chữa yếu sinh lý, di tinh, mộng tinh ở nam giới hiệu quả.
Nấu chè
Với vị ngọt thơm đặc trưng, cùi vải khô thường được dùng để nấu chè. Có thể nấu kết hợp giữa cùi vải, táo đỏ, hạt sen, sương sáo để thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể.
Nước uống
Cùi vải khô có thể dùng sắc nước uống tốt cho sức khỏe. Theo đông y, nước sắc cùi vải giúp bổ huyết, ích tâm, ôn tỳ, minh mẫn trí óc, làm đẹp nhan sắc hiệu quả. Đặc biệt, rất tốt cho những người thể trạng yếu, người mắc các bệnh về tim mạch, người gầy, phụ nữ sau sinh bồi bổ sức khỏe.
Người ta thường sắc cùi vải kết hợp các vị thuốc khác như táo đỏ, kỷ tử, hạt sen, hoài sơn… để tăng hiệu quả, bồi bổ cơ thể.
Ăn vặt
Ăn vặt là một cách sử dụng cùi vải khô phổ biến. Hương vị ngọt dịu, dẻo dẻo của loại quả này chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.
>>> Tham khảo thêm: Vải thiều mua ở đâu? <<< |
4. Cách chọn vải thiều sấy khô
Nếu không có thời gian thực hiện món quả vải khô, bạn có thể mua loại quả này ở nhiều địa điểm bán hàng trên toàn quốc.
- Nên chọn những quả vải đạt tiêu chuẩn với vỏ ngoài khô đều, dáng vải vẫn đẹp. Khi bóc, cùi vải thơm nhẹ, dẻo dẻo và sờ không dính tay.
- Tránh chọn những trái vải khô có màu đen vì đã bị cháy quá hoặc không đảm bảo về chất lượng khiến hương vị của loại quả này mất đi sự thơm ngon.
Bạn có thể mua vải thiều khô ở nhiều địa điểm với mức giá khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm. Thông thường, giá vải thiều khô phụ thuộc vào chất lượng thành phẩm của vải.
- Vải loại 1, quả đều, thơm ngon sẽ có giá dao động từ 170.000 – 190.000 đồng/ kg.
- Vải loại 2 sau khi tuyển chọn từ loại 1 sẽ có giá dao động từ 110.000 – 130.000 đồng/ kg.
Nhìn chung, vải thiều sấy khô là một trong những loại quả thơm ngon, nhiều giá trị dinh dưỡng lại tiện dụng. Người tiêu dùng có thể mua vải tươi chất lượng thông qua app VinID để thực hiện món ăn này tại nhà, tốt cho sức khỏe nhất.
>>> Thử ngay cách chế biến Vải thiều đóng hộp vừa thơm ngon, vừa tiện lợi <<< |