Bóng đá góp phần cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam như thế nào?
Bóng đá – bộ môn được mệnh danh là môn thể thao vua với sự yêu thích của hàng triệu triệu người trên thế giới. Bóng đá có một ma lực không thể phủ nhận được. Những trái tim dõi theo quả bóng tròn lăn trên sân bóng, đầy thổn thức, đầy xúc cảm với những bàn thắng đẹp được ghi. Bóng đá Việt Nam trong những năm qua đã có sự phát triển một cách vượt bậc. Những thành tựu, những đỉnh cao mới được chinh phục đang dần khẳng định sức mạnh của bóng đá Việt Nam ở tầm khu vực và châu lục. Không chỉ đơn giản là một bộ môn thể thao hay món ăn tinh thần của người dân, bóng đá còn góp phần lớn đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam.
Bóng đá và kinh tế
Bóng đá là một môn thể thao vô cùng hấp dẫn. Chính vì sự hấp dẫn của nó, sự yêu thích của mọi người đối với bộ môn này mà bóng đá đã dần trở thành một phần của ngành kinh tế thể thao và góp phần cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Theo số liệu nghiên cứu của Ủy ban châu Âu và các nhà cái uy tín thì các hoạt động thể thao đóng góp tới 3,7% GDP đồng thời tạo nên 5,4% tổng số việc làm ở lục địa châu Âu. Châu Âu vốn được xem là lục địa của nền bóng đá đỉnh cao. Những trận cầu hấp dẫn nhất, những đội bóng mạnh nhất và những cầu thủ xuất sắc nhất đều sản sinh từ lục địa già này. Chính vì vậy, con số trên không hề là quá ngạc nhiên.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu từ các nhà kinh tế học thì thành tích về bộ môn bóng đá có thể được xem là một chỉ số, một yếu tố để phản ánh được mức độ phát triển kinh tế của một đất nước. Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu từ 135 quốc gia giai đoạn 1993 -2010 nghiên cứu về mối liên hệ giữa vị trí của bóng đá quốc gia đó trên bảng xếp hạng FIFA với 2 chỉ số kinh tế vô cùng quan trọng là GDP bình quân theo đầu người và chỉ số phát triển con người HDI. Theo đó, bóng đá là yếu tố để góp phần thúc đẩy sự phát triển của 2 chỉ số trên.
Bóng đá góp phần phát triển của nền kinh tế Việt Nam
Chúng ta đang ở trong thời kỳ huy hoàng và rực rỡ của bóng đá Việt Nam. Với sự xuất hiện của huấn luyện viên người Hàn Quốc Park Hang Seo, những chân sút, cầu thủ đầy xuất sắc như Quang Hải, Công Phượng, Văn Toàn, Xuân Trường, Văn Hậu… bóng đá Việt Nam những năm qua đã liên tiếp đạt được những thành tích đáng nể, thậm chí là kỳ tích như á quân tại VCK U23 châu Á 2018, vô địch AFF Cup 2018, huy chương vàng SEA Games 2019…
Với những thành tích đạt được, bóng đá Việt Nam được nhiều người biết đến hơn, được các bạn bè trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á quan tâm đến nhiều hơn. Đây chính là một kênh quan trọng để góp phần quảng bá về thể thao, về hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế như ngày hôm nay. Quan tâm đến bóng đá Việt, người ta cũng sẽ quan tâm đến đất nước đó nhiều hơn.
Đối với các doanh nghiệp, bóng đá chính là một công cụ hữu hiệu để quảng bá thương hiệu thậm chí là mang lại những lợi ích về tài chính. Thông qua bóng đá, các doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn nhờ các hình thức quảng cáo từ bộ môn thể thao này. Chưa kể những doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp bóng đá, kiếm được nguồn lợi nhuận khổng lồ thông qua các thương vụ chuyển nhượng. Bóng đá càng phát triển, giá trị của các cầu thủ càng cao. Theo như định giá của tờ TransferMart, cầu thủ Công Phượng có giá chuyển nhượng là 180.000 bảng Anh, thủ môn Đặng Văn Lâm được định giá mức 270.000 bảng Anh.
Hay như những sự kiện thể thao lớn với tâm điểm là bóng đá chính là một nhân tố để khẳng định vị thế của Việt Nam, khẳng định mình trong mắt bạn bè, thu hút khách du lịch, quảng bá đất nước…
Có thể thấy, bóng đá là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng để góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam. Để phát huy hết tiềm năng và sức mạnh của bộ môn thể thao này, chúng ta cần có những biện pháp, phương hướng phát triển mang tính ngắn hạn, trung hạn và cả dài hạn để biến bóng đá là một nguồn lực đặc biệt đối với sự phát triển của kinh tế nước nhà.