Giáng Sinh là một ngày lễ lớn và quan trọng của các nước Phương Tây. Trong ngày này, mọi người không chỉ trao nhau những lời chúc, món quà ý nghĩa, mà còn cùng nhau quây quần, thưởng thức các món ăn Giáng Sinh truyền thống. Cùng VinID đi một vòng thế giới tìm hiểu ý nghĩa và cách làm các món ăn Noel độc đáo của họ nhé!
1. Toplist các món ăn Giáng sinh truyền thống đặc trưng từng nước
Bánh Melomakarona truyền thống của Hy Lạp
Melomakarona là món bánh tráng miệng truyền thống phải có trong ngày lễ Giáng Sinh tại Hy Lạp. Nó còn được biết đến là món ngọt cho đêm Noel có “tuổi đời’ lớn nhất trên thế giới.
Ý nghĩa của món bánh này chỉ đơn giản là “món ăn ngon”, được làm từ những nguyên liệu bánh quy cơ bản kết hợp với bột quế, chiết xuất cam, đinh hương và rượu Cognac…
Ngày nay, món bánh này đã mang nhiều mùi vị đặc sắc hơn tùy vào sở thích của người làm. Tuy nhiên, mọi hương vị của bánh này đều không thể thiếu bước phủ một lớp mật ong ngọt ngào và lớp hạt óc chó giã nhuyễn béo ngậy. Sau khi nướng, tạo nên hương vị đặc trưng của vùng đất huyền thoại – Hy Lạp.
Món ăn Weihnachtsgans truyền thống của nước Đức
Nếu các nước châu Mỹ có món gà tây quay làm món ăn Giáng Sinh, thì ở châu Âu – nước Đức có món Ngỗng quay. Với người Đức, món ăn này đã gắn liền với họ từ thời Trung cổ, có mặt ở tất cả những ngày Lễ Thánh quan trọng trong năm, trong đó có ngày Lễ Giáng Sinh.
Weihnachtsgans nhìn không khác lắm so với món vịt quay, gà quay tại Việt Nam, nhưng thịt ngỗng cho vị mềm mại, béo ngậy và lớp thịt dày hấp dẫn hơn.
Món bánh Tamales của nước Costa Rica
Món bánh có hình dạng cuốn dài, màu vàng nhạt và có các sọc dài song song trên thân bánh. Nó được gọi là bánh Tamales, một món ăn truyền thống vào ngày Giáng Sinh của người Costa Rica.
Món bánh này có ngoài hình độc đáo đến từ việc người dân nơi đây tận dụng lớp vỏ của trái bắp để làm lớp gói nhân bánh. Nhân bên trong có thể là nhân ngọt từ các loại bột, phô mai… hoặc nhân mặn thì cá loại thịt, rau củ được tẩm ướp gia vị, đem đi hấp chín là có thể thưởng thức.
Bánh Buche Noel đến từ nước Pháp
Theo truyền thống của người Pháp, nếu ngày Noel không có chiếc bánh Buche này thì mùa Giáng Sinh ấy không được trọn vẹn.
Theo tiếng Pháp, bánh Buche Noel mang nghĩa là “khúc cây Noel”. Vẻ ngoài của món bánh này cũng y như ý nghĩa của nó – một ổ bánh kem được làm theo hình dáng khúc gỗ, được trang trí thêm bông tuyết bằng kem tươi, chocolate.
Món bánh khúc cây này xuất phát từ thói quen chặt 1 cây lớn thân gỗ như cây đỗ quyên, cây sồi, táo… để về nhà là làm lễ Noel.
Bánh mì ngọt trái cây Panettone của Ý
Cùng như người Pháp, với người Ý, Giáng Sinh cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu thiếu chiếc bánh mì Panettone đầy ngọt ngào. Bánh ngọt này thật sự nổi tiếng và được xem là đặc điểm Noel khi được biến tấu lại từ công thức truyền thống ban đầu và giữa thế kỉ 15.
Chiếc bánh Panettone thường được làm rất to, với hình dạng trụ tròn, mái vòm, bánh mềm và rất xốp, nhẹ. Mang đầy hương thơm của những quả khô như nho, việt quất… kết hợp với các loại mứt vỏ như cam, chanh…
Vào dịp Noel, chúng sẽ được phủ lên lớp đường bột, hạnh nhân lát… như một lớp tuyết trắng xóa phủ lên mọi nơi tại đây.
Bánh Whisky Dundee truyền thống của người Scotland
Ở Scotland nếu không nhâm nhi một miếng bánh Whisky Dundee thì còn lâu mới đến Giáng Sinh. Đây là chiếc bánh truyền thống phải có vào dịp Lễ quan trọng cuối năm. Tên của bánh được kết hợp từ tên của loại rượu nổi tiếng nhất Whisky và tên của thành phố lớn nhất Dundee của Scotland.
Và tất nhiên trong chiếc bánh này không thể thiếu hương vị hảo hạng của rượu Whisky – được coi là “nước của sự sống” và các loại trái cây khô nổi tiếng của xứ này như anh đào khô, việt quất, hạnh nhân…
Bánh khoai tây chiên Latkes Giáng Sinh của người Israel
Latkes là món bánh truyền thống không thể thiếu vào dịp Giáng Sinh của người Do Thái. Món ăn này có cách chế biến và nguyên liệu đơn giản hơn hẳn các món ăn Giáng Sinh của các nước phương Tây khác.
Bánh được làm chủ yếu từ khoai tây bào nhỏ, củ hành tây, bột mì, gia vị và trứng. Trộn đều tất cả, tạo hình thành một chiếc bánh nhỏ rồi cho chiên ngập dầu đến khi vàng ruộm đẹp mắt là được.
Món bánh này thường sẽ được để chung với chiếc đèn Menorah – một tín vật linh thiêng nhất định phải có trong các ngày lễ quan trọng.
Gà Rán Kentucky Fried Chicken (KFC) ở Nhật Bản
Nhật Bản là đất nước phương Đông nên văn hóa lễ Giáng Sinh không được tổ chức nhiều ở đây.
Tuy nhiên, với một chiến dịch truyền thông vào năm 1970, khi khai trương cửa hàng KFC đầu tiên ở Nhật Bản. KFC đã thành công ghi dấu ấn và trở thành món ăn được nhiều người yêu thích nhất vào ngày 25.12 ở đất nước mặt trời mọc.
Hằng năm vào ngày Giáng Sinh, các nhà hàng KFC đều đông kín người. Có nhiều gia đình còn đặt trước có lịch hẹn từ nhiều tuần trước khi đến Lễ.
Bánh Figgy Pudding của xứ sở sương mù Anh Quốc
Ở đất nước sương mù, món bánh Pudding mận hay còn gọi là bánh Pudding Giáng Sinh là món ăn truyền thống quan trọng không được thiếu.
Món bánh này có từ thế kỷ 15, đến khoảng thế kỷ 16 thì được biến tấu. Các nhân mặn truyền thống bên trong được thay thế thành các hoa quả khô và thêm nhiều rượu vào, trở thành món bánh ngọt và được yêu thích vào dịp Lễ 25.12.
Đặc biệt, người làm bánh thường bỏ 1 vài hạt đậu hoặc đồng xu vào bánh. Người ăn trúng phần bánh ấy được xem là nhận được lời chúc phúc và sẽ gặp may mắn cả năm sau.
Bánh Pavlova (bánh mây) truyền thống nước New Zealand
Tên chiếc bánh tráng miệng này được đặt tên theo nữ vũ công ba lê người Nga – Anna Matveyevna Pavlova có các bước nhảy uyển chuyển, nhẹ nhàng đẹp mắt. Các buổi diễn của cô đã tạo cảm hứng cho các đầu bếp New Zealand sáng tạo nên món bánh này.
Chiếc bánh này được làm đơn giản từ lòng trắng trứng đánh bông, mềm, xốp. Ăn kèm với các loại trái cây có vị chua chua để cân bằng lại vị ngọt ngào của bánh như dâu tây, việt quất… Dần dần chiếc bánh này được người dân New Zealand ưa chuộng và trở thành món bánh truyền thống đêm Giáng Sinh.
2. Hướng dẫn cách làm các món ăn Noel nên có vào ngày Giáng Sinh
2.1. Bánh quy gừng
Nguyên liệu làm bánh:
- Bột mì đa dụng (số 11): 210gr
- Bột quế: 3gr
- Bột gừng: 5gr
- Bơ lạt làm bánh: 85gr
- Baking Soda (muối nở): ½ muỗng cà phê
- Đường nâu: 50gr
- Trứng gà: 2 trứng (trứng khoảng 65gr cả vỏ)
- Mật ong: 2 muỗng cà phê
- Đường bột: 150gr
- Màu thực phẩm
Các bước làm bánh quy gừng:
Bước 1: Trộn bột bánh
- Rây các loại bột khô: bột mì đa dụng, bột gừng, bột quế, baking soda vào chung 1 tô lớn. Trộn đều các loại bột lại với nhau.
- Cho bơ lạt đã để ở nhiệt độ phòng (bơ hết lạnh, mềm nhưng không được chảy) vào một tô riêng.
- Đánh bông bơ bằng máy đánh trứng. Trong lúc đánh cho đường nâu vào từ từ, hết đường cho tiếp mật ong vào đánh đều.
- Cho trứng gà vào tô bơ lạt, đánh đều đến khi hỗn hợp mịn, hòa lẫn vào nhau là được.
- Chia tô bột đã rây thành từng phần nhỏ, cho từng phần vào hỗn hợp bơ trứng, trộn đều đến khi thành 1 khối mịn.
- Bọc khối bột bằng màng bọc thực phẩm, để ngăn mát tủ lạnh ít nhất 2 tiếng trước khi cán bột.
Bước 2: Tạo hình và nướng bánh quy
- Bột sau khi để đủ thời gian, cho ra mặt phẳng (có phủ 1 ít bột mì để chống dính).
- Cán bột ra thành miếng lớn, độ dày khoảng 0.5 – 0.7cm.
- Lấy khuôn bánh quy hình Noel ấn lên mặt bánh để tạo hình.
- Để phần bánh đã tạo hình lên khay nướng (có lót giấy nến chống dính), cho vào ngăn giữa của lò.
- Nướng bánh từ 12 – 15 phút (tùy lò) ở nhiệt độ 165 độ C.
- Bánh chín lấy ra khỏi lò, để nguyên trên khay đến khi bánh nguội mới lấy ra.
- Lưu ý, bật lò nướng trước 15 phút để làm nóng lò, bánh nướng sẽ chuẩn và không bị hư.
Bước 3: Làm đường icing trang trí
- Cho 150gr đường bột và 1 lòng trắng trứng gà vào tô.
- Đánh đến khi hỗn hợp hòa đều vào nhau, có màu trắng đục và dẻo mịn.
- Chia đường icing thành 3 phần bằng nhau, cho màu thực phẩm xanh lá, đỏ (hoặc màu tùy thích) vào, trộn cho thật đều để có màu mong muốn.
- Cho mỗi màu vào chiếc túi bắt kem riêng.
Bước 4: Trang trí
- Cắt phần chóp nhọn của túi bắt kem (chú ý cắt nhỏ nếu chưa quen tay bóp túi bắt kem).
- Trang trí lên bánh theo sở thích của bạn là được.
2.2. Kẹo que bạc hà
Nguyên liệu làm kẹo:
- Đường cát trắng: 2 ký
- Siro bắp/ siro ngô: 10 muỗng canh
- Siro bạc hà:1 muỗng canh
- Dầu ăn: 4 muỗng canh
- Nước: ½ chén
- Màu thực phẩm đỏ, trắng
Các bước làm kẹo bạc hà:
Bước 1: Nấu nước đường làm kẹo
- Cho nồi hoặc chảo đế dày lên bếp, cho đường cát trắng, nước và siro bắp vào.
- Bật lửa vừa, cho nhiệt kế kẹo vào, nấu đến khi nhiệt độ đạt 140 độ C là được.
- Tắt bếp, cho 1 muỗng canh siro bạc hà vào khuấy đều.
- Lưu ý, trong lúc nấu không được khuấy đường, đường nấu chảy rất nóng và nóng rất lâu, thao tác cần chú ý tránh bị bỏng.
Bước 2: Pha màu cho kẹo
- Chia hỗn hợp nước đường ra 2 phần bằng nhau.
- 1 phần pha với màu thực phẩm đỏ.
- 1 phần pha với màu thực phẩm trắng.
Bước 3: Kéo kẹo
- Làm nóng lò nướng ở 90 độ C trong 10 – 15 phút. Cho phần đường màu trắng vào để giữ ấm cho kẹo không bị đông.
- Quét 1 lớp mỏng dầu ăn lên khay.
- Cho phần kẹo màu đỏ lên khay, dùng muỗng/xẻng chiên kim loại dàn mỏng hỗn hợp ra rồi gấp đôi lại. Thực hiện 2 – 3 phút đến cho hỗn hợp nguội bớt.
- Đeo găng tay dày (loại chịu nhiệt càng tốt), kéo hỗn hợp ra thành sợi dài rồi gấp đôi lại. Lặp lại động tác này đến khi khi hỗn hợp chuyển màu đục hơn.
- Cho kẹo lên mặt khay, lăn tròn và tạo hình dây tròn có kích đường kính khoảng 4 – 5cm, rồi cho vào lò nướng giữ ấm.
- Lặp lại các bước tương tự như vậy với phần hỗn hợp màu trắng.
Bước 4: Tạo hình cho kẹo bạc hà
- Cắt 1 phần kẹo màu đỏ, 1 phần kẹo màu trắng có kích thước khoảng 2 – 3 lóng ngón tay.
- Xếp 2 màu dính vào nhau, cho lên mặt khay và se cho 2 màu hòa với nhau.
- Cắt kẹo thành khúc ngắn theo kích thước mong muốn, rồi bẻ cong 1 đầu để tạo hình chiếc gậy.
2.3. Bánh khúc cây
Nguyên liệu làm bánh:
- Bột mì làm bánh bông lan (số 8): 25gr
- Sữa tươi không đường: 40ml
- Dầu ăn: 25gr
- Bơ lạt làm bánh: 30gr
- Bột cacao: 25gr
- Đường bột/cát trắng: 80gr
- Trứng gà: 4 trứng
- Cream of tartar: ½ muỗng cà phê (có thể thay thế bằng nước cốt chanh)
- Kem tươi (whipping cream): 300ml
- Chocolate đen: 150gr
Các bước làm bánh khúc cây:
Bước 1: Làm bánh bông lan cuộn
- Cho sữa tươi, dầu ăn và 15gr bơ lạt (đun chảy) vào 1 tô lớn, trộn đều. Rây lần lượt bột mì số 8 và bột cacao vào hỗn hợp, trộn đều.
- Tách lòng trắng trứng ra 1 tô sạch để riêng, 4 lòng đỏ cho vào hỗn hợp bột vừa trộn. Trộn cho tất cả hòa quyện vào nhau.
- Phần lòng trắng trứng dùng máy đánh trứng đánh bông với đường và bột tartar đến khi có chóp chữ C là được.
- Chia phần lòng trắng đánh bông làm 3. Trộn lần lượt vào hỗn hợp bột thật nhẹ tay để bột không bị vỡ bọt khí, khi nướng bánh sẽ nở kém.
- Lót giấy nến vào khuôn chữ nhật. Đổ hỗn hợp bột bánh vào, dàn đều và cho vào lò nướng.
- Nướng từ 20 – 30 phút (tùy lò) ở nhiệt độ 170 độ C.
- Bánh nướng chín lấy ngay ra khỏi khuôn và giấy nến, để lên 1 tấm khăn sạch. Cuộn nhẹ nhàng bánh lại ngay lúc bánh còn ấm nóng để tạo nếp bánh.
Bước 2: Tạo hình cho bánh
- Cho 150ml kem tươi vào tô, dùng máy đánh trứng đánh kem bông lên.
- Quét vào mặt trong của bát bánh (đã để nguội), cuộn lại và cho vào tủ lạnh tầm 20 – 30 phút để kem cứng, không chảy.
- Cho phần kem tươi còn lại vào nồi, bật bếp lửa nhỏ nấu đến khi kem sôi lăn tăn trên mặt thì tắt bếp.
- Cho phần chocolate đen và 15gr bơ lạt vào tô. Đổ phần kem tươi vừa nấu vào, khuấy đều để làm chảy chocolate.
- Cắt bánh bông lan cuộn thành 2 khúc, 1 khúc lớn và nhỏ, sắp xếp lại để tạo hình gốc cây.
- Trét phần kem chocolate vừa chuẩn bị lên toàn bộ bánh cuộn. Dùng nĩa kéo các đường vân trên bánh để tạo vân gỗ là xong.
- Bạn có thể trang trí thêm các phụ kiện Noel để bánh thêm xinh.
Với những thông tin về các món ăn Giáng Sinh và cách thực hiện 3 món kinh điển VinID vừa chia sẻ, chúc các bạn có mùa Noel thật ý nghĩa và hạnh phúc bên gia đình. Đừng quên follow VinID blog để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức và công thức nấu ăn ngon nhé!
>>> Bật mí ý nghĩa thú vị về ngày Noel <<< |