Nếu bạn muốn tự mình tạo nên những chiếc bánh trung thu để thưởng thức và tặng người thân, bạn bè thì nhất định phải nghiên cứu kỹ cách làm bánh trung thu tại nhà. Làm theo chuẩn công thức từng bước như dưới đây mới có thể ra được mẻ bánh hoàn hảo!
1. Cách làm bánh Trung thu tại nhà vỏ giòn ngon
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh trung thu
Nếu làm món bánh chỉ một nhân như đậu xanh, khoai môn đơn giản thì nguyên liệu làm nhân không quá nhiều. Nhưng nếu làm bánh thập cẩm, bánh có trứng muối, phomai hay nhiều lớp thì sẽ phải chuẩn bị nhiều hơn nhiều. Về cơ bản, trước tiên để làm vỏ bánh chúng ta cần:
- Bột mì
- Dầu ăn
- Trứng gà
- Baking soda (nếu có)
Phần nhân bánh thì tùy thuộc vào loại nhân bạn chọn. Các lựa chọn truyền thống quen thuộc có thể liệt kê như: bánh đậu xanh, khoai môn, hạt sen, thập cẩm, gà cay, đậu đỏ, sữa dừa, sầu riêng,… Còn các vị biến tấu hiện đại thì có bánh socola, trứng muối tan chảy, tinh than tre, trà xanh,…
1.2. Cách làm nhân bánh trung thu
Cách làm nhân đậu xanh
Cách làm bánh trung thu đơn giản nhất là làm loại bánh một nhân. Ví dụ có thể tham khảo cách làm nhân đậu xanh sên dưới đây và áp dụng tương tự với các nguyên liệu khác: Đầu tiên, chúng ta ngâm sạch đậu đã bỏ vỏ. Hấp chín đậu và xay nhuyễn. Cho đậu vào nồi hoặc chảo, dầm nhuyễn. Cho thêm một chút dầu ăn, cho đường và đảo đều tay cho đến khi hỗn hợp dẻo, không bám thành nồi là sên xong.
Cách làm nhân trà xanh
Hay ví dụ như cách làm nhân hiện đại bánh nhân trà xanh như sau: Chuẩn bị bột trà xanh Nhật Bản, đậu xanh, bột bánh dẻo. Ngâm đậu xanh không vỏ và để nở, hấp chín, xay nhuyễn. Sên đậu xanh như ở trên nhưng cho thêm bột trà xanh vào.
Cách làm nhân thập cẩm
Khác biệt hơn cả là bánh nhân thập cẩm truyền thống. Cách làm nhân thập cẩm như sau: Chuẩn bị nguyên liệu đa dạng lạp xưởng thái nhỏ hạt lựu, vừng rang, hạt dưa, hạt bí, lá chanh, mứt sen,… Thái nhỏ hoặc dầm nhỏ mọi nguyên liệu và trộn đều trong một tô lớn. Pha nước sốt trộn nhân gồm đường, dầu mè, nước lọc, rượu mai quế lộ đổ vào hỗn hợp trộn đều. Phải có nước trộn nhân thì nhân bánh mới kết dính lại được với nhau.
>>> Cách làm các loại nhân bánh trung thu <<< |
1.3. Cách làm vỏ bánh trung thu tại nhà
Công thức làm vỏ bánh trung thu chuẩn cơ bản không yêu cầu baking soda. Nếu bạn muốn ăn vỏ bánh mềm thì mới nên thêm nguyên liệu này.
Cách trộn bột vỏ bánh như sau: Đầu tiên, chúng ta cho bột mì vào 1 tô lớn. Sau đó đổ dầu ăn, đường, lòng đỏ trứng gà vào giữa tô, tất cả trộn đều với nhau. Dùng tay trộn cho đến khi hỗn hợp dẻo mịn. Để bột nghỉ tối thiểu nửa tiếng. Sau đó chia bột thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần khoảng 25g là vừa với kích cỡ bánh truyền thống.
Nếu bạn thích ăn bánh nướng vỏ giòn thì cần lưu ý điều chỉnh từ lúc làm nguyên liệu.
Cách làm bánh trung thu vỏ giòn trước hết cần bột mì có hàm lượng protein cao như bột bánh mì, bột mì đa dụng. Hàm lượng protein càng cao thì bánh càng giòn. Tiếp đó là nước đường bánh nướng cũng nên làm loãng hơn.
1.4. Cách nướng bánh trung thu
Ngay từ khi đang đóng bánh, bạn nên bật lò nướng trước khoảng 15 phút để làm nóng lò. Sau khi đã nặn bánh và đóng bánh vào khuôn xong, chúng ta bày bánh ra khay nướng cách đều nhau
Nướng bánh lần 1 ở nhiệt độ 200 độ C trong 10 phút.
Trong lúc đợi chúng ta pha chế nước phết bánh gồm lòng đỏ trứng, dầu ăn, nước hoặc thêm dầu mè nữa nếu thích. Trộn đều tất cả với nhau. Lấy bánh ra phết đều lên bề mặt.
Cho bánh vào nướng tiếp lần 2 thêm 10 phút. Lấy ra phết hỗn hợp lần 2. Nướng lần cuối khoảng 6 phút.
Sau khi nướng xong, bánh trung thu nên để 1 – 2 ngày mới bắt đầu ăn được. Vì khi đó bánh mới mềm và lên màu đẹp.
Ngoài cách làm bánh trung thu tại nhà phổ biến nhất là dùng lò nướng, chúng ta có thể làm bằng lò vi sóng. Tất nhiên lò vi sóng của bạn phải đảm bảo có chế độ nướng và nhiệt độ đủ cao theo công thức. Hay thậm chí nếu nồi cơm điện mà có chế độ nướng cũng thực hiện được. Với nồi cơm điện, chúng ta nhớ phải quét một lớp dầu ăn vào thành nồi hoặc dùng giấy bạc lót.
>>> Cách làm bánh nướng nhân đậu xanh <<< |
2. Cách bảo quản bánh trung thu tự làm tại nhà
Thời gian bảo quản bánh trung thu tự làm tại nhà
Không có chất bảo quản như bánh sản xuất đóng gói, vậy bánh trung thu tự làm để được bao lâu? Câu trả lời là chỉ khoảng 7 đến 10 ngày nếu đã nướng chín bánh và để trong điều kiện phòng bình thường. Không nên để nhiều hơn nữa.
Quan trọng là bạn cũng phải bảo quản bánh tốt, để ở nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá cao, không có ánh sáng mặt trời tác động.
Nếu để bánh vào tủ lạnh thì sẽ bảo quản được lâu hơn, nhưng bánh sẽ bị khô. Nếu bảo quản tủ lạnh thì bạn phải bọc thật kín bánh và nên hâm lại hoặc nướng lại bánh trước khi ăn.
Lưu ý khi bảo quản bánh trung thu handmade
Để bánh trung thu handmade giữ được lâu, giữ được vị thơm ngon thì chúng ta nên thực hiện theo một số lưu ý sau ngay từ khi làm bánh:
- Pha nước đường bánh nướng phải đạt chuẩn, tức không đặc quá nhưng cũng không loãng quá. Nước đường sánh như mật ong là hoàn hảo. Bánh nướng sẽ dễ nhão nếu nước loãng và khô nhanh nếu nước đặc.
- Không nên cho quá nhiều dầu khi làm bánh. Dầu tuy làm mềm bánh nhưng để lâu thì dễ ngấm ra bên ngoài, làm hỏng bánh nhanh hơn.
- Khi nướng bánh, lúc lấy bánh ra để phết lớp tạo màu mà thấy bánh cứng quá thì có thể “chữa cháy” bằng cách nhúng vào nước lạnh vào phút rồi nướng tiếp.
- Nếu được, hãy cho gói hút ẩm vào trong gói bánh
Chỉ cần lên mạng tra một chút là bạn có thể tìm được vô vàn cách làm bánh trung thu tại nhà. Hãy luôn tuân thủ theo đúng công thức mình đã chọn để cho ra được mẻ bánh trung thu handmade thật ưng ý, chất lượng nhé!