Không khí Tết đã ùa về và rượu nếp là đồ uống vô cùng quen thuộc trong các dịp sum vầy của người Việt. Đây là loại rượu có vị ngọt của sữa gạo, thơm của mùi hương nếp và cay nồng do quá trình lên men. Hãy cùng VinID tìm hiểu công dụng và bắt tay vào thực hiện cách làm rượu nếp chuẩn vị Bắc cho cả nhà nhé!
1. Tác dụng của rượu nếp
Ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường
Những loại nếp như nếp cẩm, nếp cái hoa vàng,… thường được dùng để làm rượu nếp. Nếp sẽ được xay và bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài. Lớp cám chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin nhóm B, lipid, chất khoáng, chất xơ, gluxit,… tốt cho cơ thể, giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh đái tháo đường.
Bồi bổ cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa
Rượu nếp có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, uống một lượng vừa đủ sẽ kích thích hệ tiêu hóa, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, rượu nếp còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả vì nó làm giảm các cholesterol có hại cho sức khỏe.
Là bài thuốc Đông y
Hạt nếp chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên rất hữu dụng trong việc chữa trị các bệnh như trực tràng. Đặc biệt, tính ẩm, vị ngọt, dễ tiêu hóa của nếp cẩm giúp làm ấm bụng.
Bên cạnh đó, nếp cẩm nấu xôi là một loại thuốc lý tưởng cho người yếu bao tử, tiêu hóa kém. Những người này nên dùng rượu nếp hai lần/ngày trước bữa ăn, 50 – 60ml/ngày.
Phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Các vấn đề như hoa mắt, chóng mặt, ù tai,… là triệu chứng hàng đầu của bệnh thiếu máu. Trong nếp có hàm lượng sắt khá cao nên việc uống rượu nếp sẽ góp phần ngăn ngừa căn bệnh thiếu máu do thiết sắt.
2. Cách làm rượu nếp thơm ngon
2.1. Nguyên liệu làm rượu nếp
- Gạo nếp: 500g
- Men rượu dạng viên: 5g
- Đường: 300g
2.2. Sơ chế nguyên liệu
- GIã nát men rượu, dùng rây lọc sạch các bã chấu, tạp chất. Trộn men rượu với 1 muỗng cà phê đường.
2.3. Các bước thực hiện
Bước 1: Trộn men đều vào nếp
- Vo sạch gạo nếp, ngâm khoảng 3 tiếng, nấu chín như xôi nhưng độ ướt cao hơn.
- Bọc màng bọc thực phẩm quanh mâm to, cho gạo nếp lên mâm cho nguội để khi trộn không làm chết men.
- Gạo nếp nguội thì rải men rượu đã giã lên, trộn đều và vo thành viên tròn.
Bước 2: Ủ cơm nếp
- Nếp đã trộn cho vào hũ thuỷ tinh hoặc hộp, nén chặt xuống. Bọc màng bọc thực phẩm kín miệng, ủ trong 2 – 3 ngày để nếp lên men.
- Sau 2 – 3 ngày, nấu 500ml nước và 300g đường đến khi đường tan, để nguội. Cho nước đường vừa nấu vào hộp cơm nếp.
- Ủ tiếp trong 1 ngày, nếu thích nồng có thể ủ thêm.
Bước 3: Chắt rượu
- Khi quá trình ủ kết thúc, mở hộp lọc lấy phần rượu. Riêng phần nếp, vắt cho hết chất rượu.
- Cho rượu vào chai, bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
2.4. Thành phẩm
Nhấp một ngụm rượu, cảm giác tê đầu lưỡi kèm theo vị ngọt và nồng của nếp lên men sẽ khiến bạn tận hưởng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm một viên đá nhỏ rất đã cơn khát hoặc cho thêm vào ly một viên cơm nếp cũng rất tuyệt vời.
3. Giải đáp: Uống rượu nếp có say không?
Được nấu hoàn toàn từ cơm nếp nên rượu nếp sẽ có nồng độ cồn cao hơn so với rượu trắng. Theo chia sẻ từ một nghệ nhân nấu rượu lâu năm, tuỳ vào độ chưng cất của người nấu mà rượu có nồng độ cồn từ 35 – 45 độ. Thời gian ủ rượu càng lâu, lượng đường chuyển hoá thành cồn càng lớn.
Vì có nồng độ cồn tương đối lớn, để giữ được công dụng tốt cho sức khỏe, bạn chỉ nên uống từ 3 ly, mỗi ly 25ml (từ 25 – 75ml)/ngày.
Khi uống rượu, uống theo từng ngụm nhỏ một cách từ từ và với một lượng vừa phải, không nên uống quá nhiều. Nồng độ cồn của rượu nếp tương đối cao nên uống quá nhiều sẽ dễ dẫn đến say rượu, tác dụng tích cực đến sức khoẻ cũng bị mất đi.
Như vậy, thông qua bài viết trên, VinID tin rằng bạn biết thêm về công dụng cũng như cách làm rượu nếp chuẩn vị Bắc. Tuy nhiên, nhớ sử dụng một lượng rượu vừa phải trong cuộc vui để rượu giữ được công dụng bổ ích vốn có bạn nhé! Bạn đừng quên đến ngay siêu thị WinMart hoặc tải app VinID để mua sắm nguyên liệu an toàn, đạt chuẩn chất lượng.
>>> Cách ngâm rượu mơ bồi bổ cơ thể <<< |