Là một nhà bán lẻ, ai chả muốn tăng doanh thu và giảm chi phí? Vòng quay hàng tồn kho chính là chỉ số giúp chủ tiệm nắm bắt tình hình kinh doanh cũng như lên kế hoạch nhập hàng hợp lý. Vậy bạn đã biết cách tính vòng quay hàng tồn kho hay chưa? Vòng quay hàng tồn kho trung bình ngành bao nhiêu là hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.
1. Định nghĩa vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là gì? Đây là chỉ số tài chính để đo lường khả năng quản trị hàng tồn trong hoạt động của doanh nghiệp. Dựa vào hệ số vòng quay hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có thể biết được khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp đó như thế nào? Chỉ số vòng quay hàng tồn kho cao thì càng chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh ổn định và hiệu quả. Hàng hóa không bị ứ trệ, tồn nhiều.
2. Lý do phải tính vòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho đóng vai trò rất lớn trong báo cáo tài chính. Hệ số này cho biết:
- Khả năng quản lý hàng hóa của doanh nghiệp qua các năm.
- Hệ số lớn đồng nghĩa tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho nhanh, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đó lớn. Ngược lại, hệ số thấp cho thấy hàng hóa quay vòng chậm, tồn kho lớn.
- Cho thấy tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm? Sản lượng hàng hóa, độ ứ đọng hàng hóa của doanh nghiệp.
- Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp theo từng năm.
- Lên kế hoạch nhập hàng với số lượng và thời gian nhập phù hợp.
Tuy nhiên, thực tế tùy thuộc vào ngành hàng, doanh thu, dòng tiền mà hàng hóa có bị tồn nhiều hay ít. Vì vậy, đừng mặc định tồn kho cao là không tốt.
3. Công thức tính vòng quay hàng tự do
Công thức tính vòng quay hàng tồn kho được tính bằng cách lấy doanh thu trong một kỳ chia cho giá trị hàng tồn kho bình quân trong cùng kỳ.
Trong đó:
- Doanh thu/giá vốn hàng bán xem trong phần Báo cáo doanh thu trong phần mềm quản lý bán hàng.
- Bình quân giá trị hàng tồn kho = (Giá trị kho đầu kỳ + Giá trị kho cuối kỳ) / 2.
Đây là cách tính hàng tồn kho bình quân đơn giản nhất mà bạn dễ dàng thực hiện. Ví dụ doanh thu tiệm tạp hóa của bạn trong năm 2020 là 600 triệu, giá trị tồn kho trung bình là 40 triệu. Hệ số vòng quay sẽ là 15. Tức là 1 năm bạn đã quay vòng hàng tồn kho 15 lần. Sau đó bạn lấy 365 ngày/15 lần = 24,3 ngày. Nghĩa là khoảng 24 ngày thì tiệm bạn sẽ hết 1 vòng quay tồn kho. Như vậy, có thể ước lượng khoảng thời gian để nhập hàng.
Dựa vào cách tính vòng quay hàng tồn kho này, thì số vòng quay hàng tự do là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ số này cao thì tình hình kinh doanh được xem là tốt, hàng bán được nhiều.
4. Tỷ lệ hàng tồn kho bao nhiêu là hợp lý?
Nắm được cách tính vòng quay hàng tồn kho rồi thì tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt? Thực tế, không thể đưa ra một con số cụ thể vì tỷ lệ hàng tồn kho sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như chủng loại hàng hóa, dòng tiền hay thị trường,.. Do đó, chỉ số này mỗi doanh nghiệp là khác nhau.
Chẳng hạn: Với tiệm tạp hóa tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý là 14-15, đại lý ô tô chỉ 2-3 vòng/năm, các cửa hàng thời trang 4-6 vòng/năm hay các tiệm bán linh kiện, phụ tùng thì có khi tới 40 vòng/năm.
Nhìn chung, những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp thường có số vòng quay hàng tồn kho cao hơn so với các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.
Tuy nhiên hệ số quá cao thì cũng không tốt vì điều đó đồng nghĩa số lượng hàng hóa trong kho không nhiều. Nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột vào những đợt khuyến mãi, giảm giá, ra mắt sản phẩm mới,… thì khả năng hàng trong kho không đủ cung ứng ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Khách sẽ tìm nhà bán lẻ khác và bạn bị mất thị phần.
Do đó, nếu không am hiểu về cách tính vòng quay hàng tồn kho thì tốt nhất hãy để những người có chuyên môn về lĩnh vực này tư vấn và đưa ra chiến lược phù hợp. Hoặc so sánh với hệ số trong năm trước, quý trước, tháng trước và điều chỉnh sao cho hợp lý.
5. Tối ưu hóa số vòng quay hàng tồn kho như thế nào?
Tối ưu hàng tồn kho sẽ giúp bạn tránh được việc nhập hàng quá tay hay thiếu cung làm ảnh hưởng tới doanh thu.
- Cách tính tồn kho an toàn là nhập hàng vào ngày cố định.
- Hàng hóa càng da dạng, số lượng càng lớn thì cách xếp kho càng quan trọng vì điều này sẽ giúp việc quản lý dễ dàng hơn.
- Kiểm kê hàng hóa thường xuyên giúp xác định số liệu thực tế khớp với sổ sách. Đồng thời, kiểm tra chất lượng hàng hóa, thời hạn sử dụng. Hoặc bạn có thể quản lý hàng tồn kho bằng phần mềm bán hàng.
- Kích cầu bán hàng: Tăng nhu cầu mua hàng bằng các chương trình ưu đãi, tiếp thị
- Giảm giá nhập: Đàm phán với nhà cung cấp để nhập hàng với giá tốt nhất.
- Phân loại hàng hóa: Chia thành 2 nhóm bán chạy và bán chậm để có chính sách nhập hàng. Bên cạnh đó, phân loại đối tượng mua hàng phù hợp cho từng nhóm.
- Khuyến khích khách đặt hàng trước: Với các hàng hóa có giá trị lớn bạn có thể nói với khách đặt trước để xem thực sự khách có quan tâm tới sản phẩm đó không? Đồng thời cũng dự trù được số lượng hàng hóa cần nhập.
- Rút ngắn kỳ theo dõi: Bình thường với một doanh nghiệp lớn họ thường tính vòng quay hàng tồn theo năm. Tuy nhiên, với tiệm tạp hóa hay cửa hàng bán lẻ mới mở, chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý thì có thể tính hệ số này theo quý/tháng.
6. Quản lý hàng tồn kho hiệu quả với VinShop
Với tiệm tạp hóa có đặc trưng là vốn luôn xoay vòng, hàng hóa nhiều và đa dạng nên rất dễ tồn kho. Vì vậy cần sự chủ tiệm quản lý, kiểm kê nghiêm ngặt. Ứng dụng tiệm tạp hóa công nghệ VinShop sẽ là trợ lý đắc lực giúp bạn làm điều này. Cách sử dụng app VinShop thân thiện và ai cũng có thể sử dụng sau khi được hướng dẫn.
Ngoài hỗ trợ nhập hàng giá tốt 24/7, là một máy bán hàng 1POS thì app còn giúp chủ tiệm quản lý hàng hóa hiệu quả. Các thông tin về sản phẩm từ nhãn hiệu, chủng loại, số lượng, giá nhập hàng, giá bán, giá ưu đãi, hàng tồn trong kho… sẽ được liệt kê đầy đủ, chi tiết trên ứng dụng và tự động trừ đi khi có đơn hàng mua. Mọi hoạt động đều được cập nhật nhanh chóng, chính xác, không bị sai sót, không mất thời gian kiểm đếm, biết được hàng nào cận date,…. Từ đó giúp công việc quản lý hàng tồn cũng như kinh doanh hiệu quả hơn bao giờ hết.
Có thể thấy cách tính vòng quay hàng tồn kho không khó như nhiều người nghĩ. Chỉ cần áp dụng đúng công thức trên là đã đo lường hiệu quả kinh doanh trong một thời gian nhất định. Chúc bạn thành công!