Trong hoạt động kinh doanh, dù bán sản phẩm gì người chủ cũng phải đối mặt với thách thức quản lý hàng tồn kho. Có những cách xử lý hàng tồn kho nào hiệu quả, thông minh và giảm được tổn thất tốt nhất?
1. Nguyên nhân dẫn đến hàng tồn kho
Hàng tồn kho trong kinh doanh có thể hiểu là sản phẩm không bán ra dù đã được sản xuất/nhập về một khoảng thời gian nhất định (cụ thể tùy từng mặt hàng). Hàng tồn kho có thể do chủ động (muốn giữ lại để bán đúng dịp thị trường nhu cầu cao hơn, giữ hàng hiếm,…) nhưng đau đầu hơn cả là tồn kho bị động do không bán ra được.
Việc kiểm soát hàng tồn kho là một nhiệm vụ rất quan trọng trong kinh doanh. Nếu hàng tồn kho quá nhiều và không giải quyết được, chúng ta sẽ phải đối mặt với tổn thất vì không thu lại được tiền từ số vốn đã bỏ trước đó. Không chỉ lỗ tiền hàng, doanh nghiệp còn tốn cả chi phí lưu kho, tốn mặt bằng, chi phí quản lý hoặc thậm chí chi phí bảo quản sản phẩm. Ví dụ như hàng tồn kho là thực phẩm đông lạnh, để lâu trong tủ đông sẽ tốn cả phí tiền điện.
Ví dụ với cửa hàng bán tạp hóa, danh mục mặt hàng cần bán rất nhiều, có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn. Việc có thể tiêu thụ hết mọi sản phẩm nhập vào không hề dễ dàng. Với mặt hàng không có hạn sử dụng như bỉm, giấy vệ sinh, đồ dùng cá nhân,… thì không vấn đề. Nhưng thực phẩm như bánh kẹo, gia vị, đường sữa, nhất là thực phẩm tươi thì hạn sử dụng rất ngắn.
Nguyên nhân hàng bị tồn kho có thể do:
- Sản phẩm không hấp dẫn đúng đối tượng người mua
- Sản phẩm không chất lượng
- Sản phẩm bán không đúng dịp khách hàng có nhu cầu mua
- Cửa hàng không thu hút được khách hàng, hàng bị ế
- Cách quản lý kho hàng không hiệu quả, để xảy ra sai sót nên sản phẩm không được trưng bày
2. Cách xử lý hàng tồn kho không bán được
2.1. Kiểm kê hàng hóa thường xuyên
Có hệ thống quản lý hàng hóa chi tiết và được kiểm kê, cập nhật thường xuyên giúp bạn theo dõi sát sao tình trạng hàng hóa. Từ đó kịp thời phân loại các nhóm hàng còn hạn, gần hết hạn và có giải pháp xử lý kịp thời. Mặc khác, việc kiểm tra hàng tồn kho còn giúp bạn kịp thời cập nhật sản phẩm mới đúng lúc với số lượng hợp lý.
2.2. Chương trình thanh lý khuyến mãi
Đây chính là cách xử lý hàng tồn kho phổ biến nhất và hiệu quả nhất với hầu hết mọi sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh. Tuy giảm giá hoặc khuyến mãi sản phẩm sẽ thu về doanh thu thấp hơn bán thông thường đúng giá, nhưng vẫn tốt hơn so với việc hàng không bán ra được nữa. Bán với giá thanh lý rẻ hơn giá ban đầu hoặc khuyến mãi (tặng kèm khi mua sản phẩm khác, mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1,…) cũng là một hình thức quảng cáo, thu hút khách hàng của bạn.
2.3. Làm quà tặng kèm
Cũng là một hình thức của chương trình khuyến mãi. Thay vì áp dụng chương trình giảm giá, bạn có thể tận dụng sản phẩm tồn kho để làm quà tặng. Tuy nhiên, cần kiểm tra chất lượng hàng hóa. Không tặng kèm sản phẩm kém chất lượng sẽ tạp phản ứng ngược cho chương trình ưu đãi.
2.4. Bán theo combo
Bán hàng Combo là giải pháp Marketing tuyệt vời, cũng là cách giúp doanh nghiệp/ cửa hàng giải quyết hàng tồn kho hiệu quả nhất. Có 2 kiểu bán hàng theo combo là theo số lượng và theo sản phẩm.
- Giải quyết hàng tồn kho theo combo số lượng: đó là chương trình mà sản phẩm được bán ra với một lượng nhất định.
Ví dụ: Combo 2 kem đánh răng Colgate, Combo 3 hộp bánh Gary,…
- Giải quyết hàng tồn kho theo combo sản phẩm: Là nhóm chung các sản phẩm có liên quan bán cùng nhau.
Ví dụ: Combo kem đánh răng và bàn chảy đánh răng PS,Combo Nước mắm kèm gói đường nhỏ,…
2.5. Bán hàng ký gửi
Mở rộng kênh bán hàng bằng cách liên kết với những cửa hàng khác và ký gửi hàng bán giúp bạn nhanh chóng giải quyết hàng tồn kho của mình. Điều quan trọng của giải pháp này là mối quan hệ của bạn với những cửa hàng/ doanh nghiệp khác, mức độ uy tín của bạn, chất lượng sản phẩm và loại sản phẩm mà bạn sẽ ký gửi có phù hợp không?
3. Một số giải pháp hạn chế hàng tồn kho
Giữ hàng tồn kho không phải lúc nào cũng xấu. Bạn cần có giải pháp giữ cho số lượng hàng tồn kho hợp lý, phù hợp với cửa hàng nhà mình:
- Ngay từ đầu hãy có chiến lược nhập hàng, sản xuất hàng hợp lý để không phải đau đầu đối mặt tìm cách xử lý hàng tồn kho quá nhiều. Muốn vậy, việc nghiên cứu thị trường trước là rất quan trọng.
- Theo dõi doanh số bán hàng ngày/ hàng tháng của từng sản phẩm ở cửa hàng cũng là cách để bạn có kế hoạch nhập hàng, lưu kho và giải quyết hàng tồn kho hợp lý.
- Mặt hàng có hạn sử dụng càng ngắn thì càng không nên ôm đồm nhập quá nhiều.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi hạn sử dụng của sản phẩm
Cách xử lý hàng tồn kho không khó nhưng tổn thất là không thể tránh khỏi. Ngay từ đầu, người kinh doanh cần có cho mình kế hoạch cụ thể để không bị tồn hàng. Có như vậy thì bạn mới có thể tối ưu được lợi nhuận. Hàng tồn quá lớn có thể trở thành yếu tố dẫn đến kinh doanh thất bại.
Xem thêm bài viết liên quan:
Gần Tết nên kinh doanh gì dễ bán lãi cao không tồn hàng
Lãi suất vay vốn ngân hàng được tính như thế nào? Cách tính lãi vay chính xác đơn giản