Năm 2020 này có nên mở cửa hàng tạp hóa không? Liệu có cách kinh doanh cửa hàng tạp hóa nào thật sự ấn tượng, vượt qua đối thủ cạnh tranh để thu về lợi nhuận cao? Cần đầu tư bao nhiêu vốn vào mô hình này? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. 2020 có nên mở cửa hàng tạp hóa kinh doanh không?
Những chiếc cửa hàng tạp hóa bé bé nằm nép ven đường thấy vậy thôi mà mang lại lợi nhuận không ngờ. Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này có khả thi trong khu bạn sống? Có phù hợp với khả năng hiện tại của bạn? Cùng xem qua các yếu tố dưới đây để tìm cho mình câu trả lời nào.
1.1. Lý do bạn nên mở cửa hàng tạp hóa năm 2020
1.1.1. Tận dụng thói quen người tiêu dùng
Siêu thị đã gần như bao phủ khắp các tỉnh thành toàn quốc. Cửa hàng tiện lợi cùng dần mở rộng thị trường về các vùng nông thôn. Thế nhưng, thói quen vẫn có sức mạnh của nó. Mọi người vẫn thích mua hàng ở cửa hàng tạp hóa gần nhà, vừa thân tình giá lại rẻ nữa. Tận dụng điều này, bạn có thể cân nhắc đến việc xây dựng mô hình cửa hàng tạo hóa truyền thông. Song song đó thêm vào một số công cụ hỗ trợ hiện đại như phần mềm quản lý bán hàng, camera hỗ trợ theo dõi,…
1.1.2. Không lo thiếu khách
Chỉ lo nguồn khách có đủ nhiều để cửa hàng đảm bảo lợi nhuận. Nguồn hàng hóa đa dạng, nhiều mẫu mã, chủng loại. Bạn có thể bán rất nhiều thứ cần thiết cho cuộc sống. Từ thực phẩm cho đến nhu yếu phẩm. Vì vậy, không cần phải lo về việc thiếu khách hàng. Điều quan trọng là đánh giá quy mô thị trường có đủ giúp bạn duy trì kinh doanh, ít nhất là 3 – 6 tháng đầu, trong khi bạn triển khai các kế hoạch, truyền thông bán hàng.
1.1.3. Vốn khởi nghiệp không cần nhiều
Hàng tạp hóa thường có giá thành thấp. Nếu bạn tìm được nguồn cung cấp giá mềm lại càng giúp cho vốn đầu tư ban đầu của bạn giảm đi không ít. Đây cũng là một trong những lý do giúp cho bạn khá an toàn khi chọn bắt đầu khởi nghiệp bằng kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Có thể phát triển ở cả thành phố lẫn nông thôn. Ngoài ra, thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản, không mất quá nhiều thời gian.
1.2. Vì sao bạn không nên mở cửa hàng tạp hóa bây giờ
Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng nếu bạn không đảm bảo những yếu tố dưới đây, e là dự định kinh doanh cửa hàng tạp hóa của bạn khá là khó khăn:
1.2.1. Cần biết cách xây dựng cửa hàng tạp hóa thông minh
Cửa hàng tạp hóa thông minh là gì? Là cửa hàng mà tất cả hệ thống quản lý, bán hàng đều có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.
Để xây dựng mô hình này, chủ cửa hàng cần trang bị máy bán hàng, hệ thống camera theo dõi cửa hàng, phần mềm quản lý bán hàng và quản lý kho chuyên nghiệp. Hiện nay, bạn có thể tìm kiếm các dịch vụ này một cách đơn giản trên internet thông qua Google.
1.2.2. Thiết kế cửa hàng tạp hóa thân thiện với người mua hàng
Cô hàng xóm vẫn mến bạn, vấn muốn ủng hộ cửa hàng của bạn. Nhưng cô cũng thích vào cửa hàng mát mẻ giữa trưa nắng nóng. Cô cũng muốn tự mình lang thang lựa chọn hàng hóa, xem sản phẩm mới để dành lần sau cần lại tới mua.
Thật ra bảo là thiết kế cửa hàng có vẻ cao cấp quá, nhưng đó thật ra chỉ là sắp hàng hóa gọn gàng, đẹp đẽ trên những chiếc kệ. Dán thêm giá chi tiết trên sản phẩm. Lắp thêm hệ thống máy lạnh làm mát,… Đơn giản vậy thôi, cửa hàng của bạn đã trông hiện đại lên hẳn.
1.2.3. Chọn chuỗi cung ứng hàng hóa chuyên nghiệp, giá tốt, với quy trình hợp tác hiện đại
Bạn có thể nhìn thấy những cửa hàng quanh mình vẫn nhập hàng theo cách truyền thống. Nhân viên kinh doanh của từng nhãn hàng tìm đến cửa hàng, chào bán sản phẩm. Mỗi lần muốn đặt hàng phải gọi điện đến từng người đại diện khác nhau. Hoặc nếu nhập hàng từ đại lý lại không được giá tốt. Rồi phải trải qua các tầng phân cấp để có thể đạt được mức chiết khấu hợp lý nhất.
Thế nhưng, bây giờ đã có một cách nhập hàng mới tốt hơn, tối ưu hơn, tiện lợi hơn, quản lý chi tiết hơn. Đó là đặt hàng qua ứng dụng đặt hàng chuyên nghiệp.
Việc của bạn là chọn đúng ứng dụng phù hợp như VinShop, chọn mua hàng hóa và thanh toán bằng ví điện tử VinID Pay.
Mở cửa hàng tạp hóa trong năm 2020 vẫn rất khả thi. Vừa giảm thiểu rủi ro vừa đảm bảo nguồn thu. Tuy nhiên, để cạnh tranh với rất nhiều cửa hàng khác cùng khu vực. Bạn cần cân nhắc cả ưu và nhược điểm trên để đưa ra quyết định cuối cùng của mình.
2. Mở 1 cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?
Để biết có nên mở cửa hàng tạp hóa hay không? Bạn cần xác định rõ những câu hỏi sau:
- Mở ở khu vực nào? Nông thôn hay thành phố, vị trí ra sao?
- Kinh doanh theo hình thức nào? Truyền thống hay theo mô hình tự chọn?
- Quy mô lớn hay nhỏ?
- Đầu tư thiết bị hạ tầng gồm những gì?
Mở tạp hóa ở thành phố đương nhiên chi phí sẽ cao gấp 2, 3 lần ở quê. Bạn có thể tham khảo, nghiên cứu giá cả thị trường và lập một kế hoạch chi tiết để khi bắt đầu được thuận lợi và tránh lãng phí.
Ước tính mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ ở thành phố, diện tích 30-50m2 rơi vào khoảng 300 – 400 triệu. Chi phí cụ thể như sau:
- Mặt bằng: 10 – 20 triệu/tháng (tùy vị trí).
- Tiền hàng hóa: 200 – 250 triệu (Nếu nhập các mặt hàng cao cấp, nhập khẩu sẽ cao hơn)
- Tiền lắp đặt trang thiết bị (kệ hàng, máy tính, phần mềm bán hàng, máy in hóa đơn, đọc mã vạch, quầy thu ngân, camera, tủ lạnh, tủ đông, chiếu sáng,…): 60 – 80 triệu.
- Tiền thuê nhân viên: 5 – 7 triệu/người/tháng. (Giảm trừ khoản này nếu bạn tự mình quản lý cửa hàng)
- Chi phí phát sinh: 30 triệu.
Với những cửa hàng tạp hóa lớn, chi phí sẽ rơi vào tầm 600 triệu. Tuy nhiên, đây chỉ là dự trù kinh phí để bạn tham khảo. Trên thực tế có thể phát sinh thêm một số khoản khác như tiền đóng thuế, tiền quảng cáo,…
Xem thêm: Mở cửa hàng tạp hóa nhập hàng ở đâu? Cách nhập hàng tạp hóa giá tốt
3. Lợi nhuận từ cửa hàng tạp hóa có cao không?
Nhiều người tin rằng có thể làm giàu từ cửa hàng tạp hóa. Và dễ dàng thu lãi cao từ 1-2 triệu đồng/ngày. Điều này đúng! Nhưng hãy cẩn thận! Khoản lợi nhuận này không phải ai cũng làm được và không phải lúc nào cũng đạt được. Giai đoạn đầu hãy chỉ mong hòa vốn. Và hãy chuẩn bị cho mình một kế hoạch kinh doanh hợp lý để dần lấy lại lợi nhuận từ tháng thú 6 trở đi.
Phần lợi nhuận sẽ được tính dưới 2 dạng trực tiếp và gián tiếp.
3.1. Lợi nhuận trực tiếp từ việc bán hàng hóa
Đây là nguồn thu chính của cửa hàng, lấy từ việc bán hàng cho khách. Là phần chênh lệch giữa giá nhập và giá bán. Nếu bạn tìm được mối hàng tốt, giá tận gốc thì lãi suất được hưởng sẽ cao hơn. Dao động vài trăm đồng đến vài chục nghìn/sản phẩm.
Tuy nhiên, đây chỉ là một phần, khách hàng mới là nhân tố mang lại nguồn thu trực tiếp. Bởi vậy giữ chân họ là một việc rất quan trọng. Bạn hãy điều chỉnh giá thấp xuống một chút. Thay vì chăm chăm nhắm vào lợi nhuận trên từng sản phẩm thì hãy quan tâm tới số lượng bán ra. Và tất nhiên, phải duy trì tốt mối quan hệ tốt với khách hàng thân thiết.
3.2. Lợi nhuận gián tiếp để bạn cân nhắc có nên mở cửa hàng tạp hóa không?
Phần lợi nhuận này tới từ nhiều nguồn thu khác nhau. Ví dụ như:
- Phần trăm chiết khấu từ nhà cung ứng
- Tiền PR trưng bày sản phẩm cho các nhãn hàng
- Tiền bán ve chai
- Ưu đãi riêng từ đơn vị cung cấp (khi bạn nhập đủ số lượng hàng yêu cầu sẽ được tặng thêm sản phẩm)
Như vậy có thể thấy, việc bán tạp hóa rất dễ sinh lời. Còn lời nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng đàm phán với nhà sản xuất, cách quản lý, kinh doanh của từng người.
4. Cửa hàng tạp hóa có phải nộp thuế không?
Thuế phí là một phần vốn mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý khi cân nhắc có nên mở cửa hàng tạp hóa năm nay không. Mở cửa hàng tạp hóa là một hình thức kinh doanh, nên bạn sẽ có những khoản thuế phí sau đâu cần nộp đủ:
4.1. Thuế môn bài
Đây là loại sắc thuế trực thu và thường được đánh vào giấy phép kinh doanh cửa hàng của các đơn vị doanh nghiệp và hộ cá thể. Thuế môn bài là chi phí cố định, sẽ được thu hàng năm. Và căn cứ trên doanh thu bình quân hàng tháng. Cụ thể:
- Doanh thu trên 1.500.000 đồng: Nộp 1.000.000 đồng/năm
- Doanh thu từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng: Đóng 750.000 đồng/năm
- Doanh thu từ 750.000 – 1.000.000 đồng: Chịu mức thuế 500.000 đồng/năm
- Mức thu từ 500.000 – 750.000 đồng: Đóng 300.000 đồng/năm
- Từ 300.000 – 500.000 đồng: Nộp 100.000 đồng/năm
- Dưới 300.000 đồng mức thuế phải nộp là 50.000 đồng/năm.
4.2. Thuế thu nhập cá nhân
Đối với những cửa hàng có xuất hóa đơn có chứng từ hạch toán theo luật thuế sẽ tính theo thông tư 111/TT-BTC 2013 về hướng dẫn luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành.
Các trường hợp còn lại sẽ nộp thuế tính theo công thức: Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định x doanh thu khoán trong kỳ tính thuế. Tùy theo từng mặt hàng kinh doanh mà tỷ lệ này dao động từ 7-30%.
4.3. Thuế giá trị gia tăng
Tính theo phần trăm trên doanh thu (nếu sử dụng hóa đơn) và theo phương pháp khoán. Thông thường, các cửa hàng tạp hóa sẽ tính theo phương pháp khoán. Các cán bộ thuế quản lý trực tiếp trên địa bàn có cửa hàng sẽ làm việc với chủ cửa hàng về mức thuế khoán. Bạn hãy làm việc với cán bộ thuế này để đưa ra mức thuế phù hợp. Cửa hàng tạp hóa có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp loại thuế này.
Cân nhắc tất cả các yếu tố trên, xem lại tất cả điểm mạnh và điểm yếu của mình để biết bạn có nên mở cửa hàng tạp hóa không? Tất nhiên khi khởi nghiệp sẽ có nhiều khó khăn. Hãy thật bản lĩnh và bình tĩnh để vượt qua, chắc chắn bạn sẽ thành công!
Xem thêm bài viết liên quan:
Giới thiệu ứng dụng VinShop là gì? Ứng dụng VinShop dùng để làm gì?