Sữa ong chúa là sản phẩm có nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá và rất tốt cho sức khỏe với nhiều công dụng tuyệt vời. Hãy cùng VinID tìm hiểu công dụng của sữa ong chúa và cách sử dụng hiệu quả nhé!
1. Tìm hiểu về sữa ong chúa
Khi nghe đến sữa ong chúa mọi người sẽ lầm tưởng đó là sữa của con ong chúa. Nhưng thực tế, đấy là chất dịch của ong thợ được tiết ra từ hàm của chúng để nuôi các ấu trùng ong trở thành ong chúa.
Vì trong mỗi tổ ong chỉ có 1 con ong chúa nên lượng chất dịch từ các ong thợ tiết ra để nuôi ong chúa cũng rất có giới hạn. Vì thế, thường thì sữa ong chúa rất hiếm.
Sữa ong chúa có hàm lượng dinh dưỡng quý giá vì được thu thập và tổng hợp từ mật hoa, chất đạm, nhiều loại sinh tố tốt khác. Cũng nhờ các loại hỗn hợp này mà ong chúa có thể phát triển và sống lâu hơn các con ong khác trong tổ đến 40 lần.
>>> Cách ngâm rượu táo mèo đúng chuẩn <<< |
2. Tác dụng của sữa ong chúa
Chứa nhiều chất dinh dưỡng
Trong sữa ong chúa có chứa nước, carbohydrate, protein, chất béo và một số thành phần vitamin B, các khoáng chất vi lượng. Ngoài ra, sữa ong chúa còn có các thành phần vitamin như:
- Thiamine: B1
- Riboflavin: B2
- Niacin: B3
- Axit pantothenic: B5
- Pyridoxine: B6
- Biotin: B7
- Inositol: B8
- Axit folic: B9
Ngăn ngừa lão hóa
Các hợp chất axit amin, axit béo, phenolic có trong sữa ong chúa có khả năng chống oxi hóa mạnh, giúp chống sự lão hóa như thâm sạn, nếp nhăn,… Ngoài ra, sữa ong chúa còn giúp ngăn ngừa thoái hóa và các bệnh mãn tính xuất hiện ở những người lớn tuổi.
Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Sữa ong chúa chứa các loại protein nhất định, tác động rất tốt đến cholesterol, làm giảm đi nguy cơ mắc bệnh tim của nhiều người. Nếu dùng khoảng 3 – 4g sữa ong chúa mỗi ngày thì mức cholesterol của mỗi người sẽ giảm xuống 11% và cholesterol xấu LDL giảm xuống 4%.
Làm giảm huyết áp
Sữa ong chúa có thể bảo vệ tim và các hệ tuần hoàn trong cơ thể bằng cách giảm huyết áp. Các protein có trong sữa ong chúa làm giảm đi các tế bào trong tĩnh mạch và động mạch, do đó có thể làm giảm được huyết áp.
Chữa lành một số vết thương
Sữa ong chúa có thể hỗ trợ chữa lành vết thương nhỏ và các tình trạng viêm, tổn hại trên da. Ngoài ra, nó còn giúp kháng khuẩn, giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng. Trong sữa ong chúa có các chất protein, giúp tăng cường sản xuất collagen, thúc đẩy việc hồi phục các hư tổn và vết thương trên da.
Điều trị mắt bị khô
Sữa ong chúa có thể điều trị được các bệnh về mắt, đặc biệt là khô mắt mãn tính. Nó giúp làm tăng sự điều tiết từ các tuyết lệ trong mắt, làm mắt ướt hơn và không bị khô. Vì sữa ong chúa có ít tác dụng phụ, nên đối với tình trạng khô mắt thì đây là giải pháp dễ thực hiện và ít bị rủi ro trong việc điều trị.
Dùng để đắp mặt
Sữa ong chúa dùng để chăm sóc da rất tốt, giúp mang đến một làn da khỏe mạnh và trẻ trung hơn. Hàm lượng protein và peptit có trong sữa ong chúa, giúp làm lành các tế bào bị tổn thương và phục hồi tái tạo da mịn màng hơn.
Nó còn chứa thành phần chống oxy hóa rất mạnh, giúp da chống lại các tác hại của ánh nắng mặt trời và ô nhiễm môi trường. Nhờ sự hỗ trợ tăng cường sản xuất các collagen nên sữa ong chúa có thể bảo vệ da khỏi các tổn thương da như nám, sạm, thâm, mụn, …
Tăng cường hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Sữa ong chúa giúp tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch với các tác nhân có hại từ bên ngoài thâm nhập vào cơ thể như vi khuẩn và virus. MRJP và axit béo có trong sữa giúp thúc đẩy việc kháng khuẩn, giảm tỷ lệ nhiễm trùng, tăng cường chức năng miễn dịch trong cơ thể.
Điều trị các triệu chứng mãn kinh
Sữa ong chúa còn điều trị được các triệu chứng mãn kinh. Mãn kinh là giảm nội tiết tố ở phụ nữ, gây ra các tác dụng về thể chất, tinh thần như đau đầu, trầm cảm, lo âu.
Một nghiên cứu về triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ trên 42 tuổi cho thấy việc bổ sung từ 700 – 800mg sữa ong chúa mỗi ngày trong 12 tuần có hiệu quả rõ rệt như giảm đau lưng, lo lắng, tinh thần tươi tắn hơn.
Cải thiện các chức năng sinh lý
Sữa ong chúa có thể giúp điều trị các vấn đề sinh lý ở nam và nữ do chứa nhiều các kích thích tố sinh dục tự nhiên sản sinh ra. Ngoài ra, nó còn giúp điều trị liệt dương ở nam giới và mãn kinh ở phụ nữ.
Tuy là thực phẩm bổ dưỡng nhưng cũng có những trường hợp không được dùng sữa ong chúa để tránh gặp các tác dụng phụ như: ung thư vú, huyết áp thấp, dị ứng…
3. Cách sử dụng sữa ong chúa
3.1. Thời điểm uống sữa ong chúa
- Vào sáng sớm sau khi ăn sáng đầy đủ xong nên uống 1 ly sữa ong chúa để có thể bổ sung dưỡng chất cho một ngày hoạt động ở bên ngoài.
- Nếu một ngày quá mệt và cần bố sung dưỡng chất để có thể ngủ ngon thì sữa ong chúa là sự lựa chọn hợp lý, uống 1 ly sữa ong chúa vào buổi tối trước khi ngủ.
3.2. Cách pha sữa ong chúa
Ăn sữa ong chúa nguyên chất: Có thể cho sữa ong chúa nguyên chất vào miệng rồi ngậm đến khi sữa ong chúa tan ra.
- Người lớn: ăn 1 – 2 lần/ngày với 1 muỗng cà phê/lần.
- Trẻ em: chỉ được sử dụng cho trẻ em từ 15 tuổi trở lên.
Pha với mật ong và nước trái cây: Nếu thấy sữa ong chúa khó uống thì có thể pha với mật ong hoặc nước ép trái cây.
- Mật ong: pha 1 muỗng cà phê sữa ong chúa cùng 1 muỗng cà phê mật ong và 100ml nước ấm rồi. Khuấy đều lên là uống được.
- Nước ép trái cây: pha 1 muỗng cà phê sữa ong chúa với các loại nước ép yêu thích. Khuấy đều lên là uống được.
Làm mặt nạ từ sữa ong chúa:
- Có thể lấy bột nghệ trộn chung với sữa ong chúa và mật ong theo tỉ lệ 3:1:1.
- Trộn đều hỗn hợp và thoa khắp mặt, đợi khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Đắp 3 lần/tuần để có thể cải thiện làn da.
4. Những người không nên uống sữa ong chúa
Người dị ứng với phấn hoa
Sữa ong chúa có một phần phấn hoa nên người bị dị ứng phấn hoa không nên dùng vì sẽ gặp một số triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, phát ban, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Người bị hen suyễn
Những người bị hen suyễn có thể bị co thắt phế quản, khó thở khi sử dụng sữa ong chúa, đặc biệt là đối với các loại sữa ong chúa tươi và nguyên chất.
Người bị huyết áp thấp
Sữa ong chúa chứa một số chất làm cản trở hoạt động của buồng tim, làm nở động mạch, hạ huyết áp. Những điều này không tốt đối với những bệnh nhân bị mắc bệnh huyết áp thấp.
Người đau bụng đi ngoài
Sữa ong chúa còn chứa một lượng nhỏ chất độc của ong nên khi dùng sẽ gây rối loạn đường ruột. Vì vậy, những người hay bị đau bụng, cơ địa nhạy cảm cũng không nên sử dụng sản phẩm này.
Phụ nữ mang thai
Sữa ong chúa chứa chất kích thích co hẹp tử cung, gây khó sinh. Tuy nhiên, sữa ong chúa lại tốt cho thai nhi giúp trẻ phát triển thể lực và trí tuệ. Nếu thai phụ vẫn muốn uống thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Bài viết trên đây là hướng dẫn chi tiết công dụng của sữa ong chúa và cách sử dụng hợp lý và an toàn cho sức khỏe của bạn. Đừng quên cập nhật thêm thông tin bổ ích, kiến thức từ VinID Blog nhé!
>>> Cách làm sữa hạt điều ngọt bùi <<< |