Khái niệm cửa hàng tự chọn có thể còn xa lạ với nhiều người. Nhưng đây là một mô hình kinh doanh mới rất có tiềm năng phát triển khi đánh trúng vào nhu cầu của con người bận rộn thời hiện đại. Mở cửa hàng tự chọn cụ thể như thế nào và cần gì?
1. Cửa hàng tự chọn là gì?
Cửa hàng tự chọn có thể hiểu là một kiểu cửa hàng tạp hóa mới, mở rộng hơn và nhắm đến đối tượng khách hàng khác biệt hơn một chút. Mặt hàng của cửa hàng tự chọn bao gồm những nhu yếu phẩm dùng hằng ngày giống như tiệm tạp hóa. Bên cạnh đó, cửa hàng còn có thêm các sản phẩm và dịch vụ như:
- Thức ăn tươi (cơm, bún, phở, miến, mì,… có thể ăn tại chỗ như canteen)
- Thực phẩm tươi sống (thịt cá, rau củ quả,…)
- Dịch vụ trông giữ xe
- Dịch vụ giao hàng, ship hàng tận nơi
Cửa hàng tự chọn mở ra để đánh vào nhóm khách hàng bận rộn, có ít thời gian sống hoặc làm việc trong khu vực. Ví dụ điển hình như mở cửa hàng tại các khu công nghiệp lớn đông công nhân viên. Những khách hàng này có thể ghé cửa hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng để mua sắm đồ hằng ngày, không cần mất công đi tiệm tạp hóa hay siêu thị bên ngoài. Thời gian hoạt động của các cửa hàng tự chọn cũng nhiều hơn, thường mở sớm và đóng muộn, có thể mở đến đêm hay thậm chí mở 24/7.
2. Ưu điểm và nhược điểm của cửa hàng tiện lợi
2.1. Ưu điểm
2.1.1. Có nhiều dịch vụ tiện ích
Cửa hàng tự chọn kiểu mới được mở ra nhằm đem đến sự tiện ích lớn hơn cho khách hàng. Với sản phẩm và dịch vụ đa dạng hơn tiệm tạp hóa truyền thống, tất nhiên cửa hàng tự chọn cũng có nhiều nguồn thu doanh số hơn. Mở cửa hàng tự chọn hiện vẫn được coi là mô hình kinh doanh mới, vì vậy sự cạnh tranh có thể cũng thấp hơn.
2.1.2. Giá bán như tiệm tạp hóa
Như chúng ta đều biết, lợi nhuận từ kinh doanh tạp hóa không nhỏ nếu công việc suôn sẻ, có tập khách hàng ổn định. Tương tự, cửa hàng tự chọn cũng sẽ như vậy. Nhìn chung, đa số cửa hàng tự chọn hiện nay niêm yết giá bán sản phẩm cũng chỉ ngang cửa hàng tạp hóa. Hoặc nếu bán giá cao hơn một chút thì cũng không ảnh hưởng đến nhu cầu mua hàng vì cửa hàng tự chọn đem đến giá trị nữa là sự tiện lợi và dịch vụ đi kèm. Vậy nên nếu bán giá nhỉnh hơn vài ngàn đồng/sản phẩm cũng vẫn hợp lý với chất lượng dịch vụ và được khách hàng chấp nhận.
2.2. Nhược điểm
Sự thật là hiện tại vẫn chưa có quá nhiều người mở cửa hàng tự chọn. Các cửa hàng hiện nay trên thị trường được nhận xét là có quy mô diện tích hơi nhỏ. Vì thế mà số lượng, sự đa dạng hàng hóa chưa cao. Hay như dịch vụ giao hàng tận nơi chưa hoàn chỉnh vì thiếu nhân lực, chỉ nhận giao hàng ở khu vực nội thành hoặc bán kính cụ thể từ cửa hàng.
Vì sự phổ biến chưa cao nên nhiều người chưa biết đến sự tồn tại của loại hình cửa hàng này, cũng chưa tạo được thói quen mua sắm với đông đảo người dân. Tuy nhiên, nhược điểm này cũng có thể biến thành ưu điểm. Trong kinh doanh, người dẫn đầu tiên phong luôn có nhiều cơ hội thành công hơn.
3. Có nên mở cửa hàng tự chọn không?
3.1. Nên mở cửa hàng tự chọn vì:
3.1.1. Nhu cầu khách hàng đang chuyển dần sang trải nghiệm mua hàng tạp hóa hiện đại
Đời sống con người ngày càng bận rộn, càng đòi hỏi những dịch vụ, trải nghiệm mua sắm nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn nữa. Mà cửa hàng tự chọn được ra đời chính vì nhu cầu đó. Những người có thể nắm bắt được xu hướng của tương lai cũng là nắm bắt được cơ hội thành công trong kinh doanh. Để bắt đầu với hình thức kinh doanh mới mẻ này, chúng ta cần phải có một chút liều lĩnh và sự chuẩn bị chu toàn.
3.1.2. Lợi nhuận bán hàng tốt hơn
Như đã nói ở trên, mặt hàng kinh doanh của cửa hàng tự chọn tiện lợi đa dạng hơn tiệm tạp hóa, canteen, quán ăn thông thường. Nó là một hình thức tất cả trong 1. Vì vậy tiềm năng lợi nhuận đa dạng, lợi nhuận cao cũng là điều hiển nhiên.
3.2. Không nên mở cửa hàng tự chọn vì:
3.2.1. Mở cửa hàng tự chọn cần nhiều vốn hơn mở cửa hàng tạp hóa truyền thống
Mở cửa hàng tự chọn cần bao nhiêu vốn cụ thể còn tùy thuộc vào mô hình, quy mô bạn hướng đến. Để kinh doanh cửa hàng tự chọn, bạn sẽ cần bỏ vốn đầu tư:
- Chi phí thuê mặt bằng (nếu không có sẵn)
- Chi phí mua kệ hàng trưng bày
- Chi phí mua trang thiết bị như quạt, điều hòa phục vụ khách ăn uống tại chỗ và mua tủ đông, tủ lạnh để bảo quản thực phẩm lạnh
- Chi phí mua thiết bị an ninh
- Chi phí mua máy thanh toán, máy đọc mã vạch, trình quản lý bán hàng,…
- Chi phí nhân công (nhân viên, bảo vệ, đầu bếp, người phục vụ,…)
Ngoại trừ tiền nhập hàng, chúng ta phải đầu tư không ít trang thiết bị và chi phí khác nếu muốn kinh doanh cửa hàng kiểu mới này. So với cửa tiệm tạp hóa truyền thống, vốn bỏ ra rõ ràng nhiều hơn. Tuy nhiên, đây cũng không phải điểm trừ quá lớn nếu bạn có số vốn đủ dày, từ khoảng 200 triệu đồng trở lên.
3.2.2. Bạn phải đầu tư rất nhiều không chỉ mặt bằng và hàng hóa
Bên cạnh vấn đề vốn, nếu so với cửa hàng tạp hóa chúng ta cũng phải lo đến nhiều vấn đề khác nữa. Nếu lựa chọn bán đồ ăn nhanh tại chỗ, người chủ phải đầu tư bếp, lo quản lý việc nấu nướng và phục vụ tương tự như một tiệm ăn nhỏ. Khách hàng đến với cửa hàng tự chọn cũng có thể đòi hỏi sự phục vụ chu đáo hơn. Vì điều họ muốn không chỉ là mua sắm mà còn là sự tiện lợi, hiện đại.
Mở cửa hàng tự chọn là xu hướng chung và sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai. Dù thế nào, đây cũng là một gợi ý kinh doanh mới mẻ rất hấp dẫn và đầy tiềm năng. Chúng ta chỉ cần thêm một số mặt hàng và đầu tư hơn một chút so với mở tạp hóa. Còn việc nhập hàng đã có ứng dụng đặt hàng tạp hóa VinShop lo, hàng gì cũng có!
Xem thêm bài viết liên quan:
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn năng lực cạnh tranh cực cao
Cách nhập hàng bán Tết 2021 – Sản phẩm bán Tết và chọn nguồn hàng