Xe giường nằm đang là sự lựa chọn của rất nhiều người bởi sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí. Nếu bạn lần đầu đi loại xe này thì những kinh nghiệm đi xe giường nằm dưới đây sẽ giúp bạn có một chuyến đi an toàn và thoải mái nhất!
1. Mô tả xe giường nằm
Khác với xe khách chỉ có 2 dãy ngồi, xe giường nằm có 3 dãy chia làm 2 tầng. Một số loại cao cấp hơn thì có cabin riêng với đầy đủ tiện nghi như một khách sạn thu nhỏ. Phần giường thường được bọc da êm ái, có thể nâng lên hay hạ xuống chỉ với một nút bấm. Trên xe cũng phục vụ chăn gối, nước đóng chai, khăn lạnh, máy lạnh, wifi, hộc để giày dép,…
2. Xe giường nằm cao cấp có nhà vệ sinh?
Không phải tất cả các hãng xe giường nằm đều có WC ở cuối xe. Tất nhiên, hạng xe cao cấp sẽ phải có WC để đảm bảo nhu cầu hành khách trên chặng đường xa, ít phải ghé các trạm, dừng đỗ trái phép.
Theo kinh nghiệm đi xe giường nằm của những khách đi trước thì để giữ WC luôn sạch sẽ bạn nhớ nhấn nút xả nước trước khi rời khỏi phòng vệ sinh. Ngoài ra, tránh té ngã khi xe thắng thì hãy nắm chắc các tay vịn hoặc tỳ trán lên vách. Có thể dùng vòi xịt hay nước trong bồn rửa mặt để dội sàn nếu bạn làm bẩn. Sàn này có lỗ thoát nước nên bạn đừng lo nhé!
3. Xe giường nằm có bao nhiêu chỗ?
Trước đây xe giường nằm thường có 42-46 giường. Tuy nhiên, các giường này thích hợp cho một người lớn có vóc dáng bình thường. Những ai cao lớn, quá khổ thì có phần chật chội. Vì vậy, hiện nay cũng đã có nhiều xe cao cấp hơn chỉ có 34 buồng, có vách ngăn, rèm và nhiều tiện ích khác. Thậm chí là với xe cabin Vip cũng chỉ có 20-21 buồng để đảm bảo sự riêng tư và thoải mái nhất cho hành khách.
4. Đi xe giường nằm có say không?
Việc có bị say hay không còn tùy vào thể trạng và cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, so với xe ghế ngồi thì giường nằm sẽ giúp khách bớt say xe hơn.
Một số kinh nghiệm đi xe giường nằm mà không bị say là:
- Uống thuốc chống say xe trước khi lên xe 1 tiếng, sau khi ăn
- Tránh ăn quá no hay nạp thực phẩm khó tiêu, thực phẩm có nước, đồ có cồn
- Ngủ đủ giấc trước khi khởi hành
- Tránh nằm cạnh những ai hay bị say xe (nếu đi nhóm)
- Có thể dùng vỏ cam, quýt để át đi mùi xe hay dùng gừng tươi dán vào rốn,…
- Đeo khẩu trang,…
5. Có bầu đi xe giường nằm được không?
Bà bầu đi xe giường nằm được không sẽ phụ thuộc vào giai đoạn thai kỳ, tình hình sức khỏe và các yếu tố ngoại cảnh khác. Tuần từ 14 – 24 là thời gian tốt nhất để bà bầu đi lại. Tuần thai 25 – 36 thì khuyến cáo không nên đi xe giường nằm quá 500km vì có thể khó khăn về chăm sóc y tế khi xảy ra sự cố như chuyển dạ sớm, huyết áp cao,…
Nếu bắt buộc phải đi xe giường nằm hãy chọn dãy ở giữa từ giường 2 – 5 ở tầng dưới. Và nên chọn hãng uy tín, chạy cẩn thận, tránh va chạm, phanh gấp.
6. Xe giường nằm có chỗ sạc pin không?
Với những hãng xe cao cấp, cabin đều có cổng USB để sạc pin điện thoại và trang thiết bị điện tử. Thông số thường là 5V – 1A hay 5V – 2.1A.
7. Xe giường nằm có ổ điện không?
Để đảm bảo an toàn khi có sự cố về điện thì trên xe giường nằm không có ổ điện mà chỉ có ổ cắm USB để bạn sạc pin thôi nhé!
8. Xe giường nằm có wifi không?
Hiểu được sự mệt mỏi, nhàm chán của khách khi đi đường xa, nhiều nhà xe còn cung cấp wifi miễn phí cho khách trong suốt hành trình. Bạn có thể sử dụng wifi để lướt web, xem phim, chơi game đều được. Tuy nhiên, do có hàng chục người truy cập một lúc nên đôi khi sẽ load hơi chậm.
9. Kinh nghiệm chọn giường nằm phù hợp
Kinh nghiệm đi xe giường nằm của một số hành khách chia sẻ lại là nếu bạn muốn có không gian rộng hơn thì nên nằm tầng 2. Bởi khoảng cách từ giường đến mui xe sẽ rộng hơn. Nếu bạn đi 2 người thì nên chọn 2 giường trong 5 giường cuối xe ở tầng 1. Còn đi cùng trẻ nhỏ thì nên ưu tiên những giường liền nhau ở tầng 2 (giường số 35, 36, 37, 38, 39).
Vị trí an toàn nhất là ở giữa hoặc ở dưới bởi không chỉ giúp bạn di chuyển dễ dàng, tránh say xe mà còn hạn chế bị hất văng ra ngoài nếu xe gặp tai nạn.
10. Mẹo chuẩn bị hành lý khi đi xe giường nằm
Do giường nằm có diện tích hạn chế nên bạn chỉ nên mang lên xe những vật dụng cần thiết. Ví dụ như túi xách, balo nhỏ và giày dép cho vào bao nilon để ở hộc cuối giường. Những đồ giá trị như trang sức, điện thoại, ví tiền nên cho vào túi nhỏ và mang theo bên người. Vali và những hành lý cồng kềnh khác để ở hầm xe và nhớ lấy phiếu gửi hành lý. Điều này cũng sẽ giúp bạn thoải mái khi nghỉ ngơi.
Chú ý là với những hàng hóa dễ hư hỏng, đồ sắc nhọn, thủy tinh,… bạn nên báo trước với nhân viên xe để hỗ trợ tốt nhất và xem hãng có nhận vận chuyển những mặt hàng này không?
11. Xe an toàn mùa dịch
Để đảm bảo an toàn mùa dịch, một số trang web đặt vé như vexere.com có lọc theo tiêu chí “Xe an toàn mùa Covid-19” để khách lựa chọn dễ dàng. Mức giá có khi còn rẻ hơn giá niêm yết của hãng mà xe còn được khử khuẩn bằng Nano bạc, đo thân nhiệt cho khách, 100% khách đeo khẩu trang, yêu cầu khai báo y tế và cung cấp nước sát khuẩn tay.
12. Những kinh nghiệm đi xe giường nằm khác
Thắt dây an toàn
Dù là ngồi ghế hay giường nằm thì bạn vẫn nên thắt dây an toàn. Nếu bạn nằm ở tầng trên thì việc này càng cần thiết để bảo vệ bản thân.
Về việc ăn uống
Với những tuyến đường dài, nhà xe sẽ dừng lại trạm nghỉ để cho hành khách xuống ăn uống, đi WC. Tùy vào giá vé, vé xe đã bao gồm tiền ăn hoặc chưa. Nếu chưa thì khi ăn xong nhớ trả tiền nhé!
Mang giày dép
Các nhà xe đều yêu cầu khách bỏ giày dép vào bao nilon trước khi lên xe. Do đó, bạn nên mang những đôi giày lười, sandal, dép lê để tiết kiệm thời gian lên xuống.
Dùng khăn hoặc gối chữ U
Bạn có thể dùng gối chữ U hoặc quấn khăn, chăn lên cổ, vừa giúp ngủ ngon, vừa hạn chế rủi ro, đảm bảo tính mạng khi xe có sự cố.
Đón trả khách tận nơi
Trên hành trình đi xe, bạn có thể yêu cầu nhà xe trả tại các điểm đến cố định. Hoặc cũng có thể hỏi về xe trung chuyển đưa đón tận nơi miễn phí.
Nếu bạn lựạ chọn phương tiện này để di chuyển trong thời gian tới thì những kinh nghiệm đi xe giường nằm trên đây chắc chắn sẽ rất có ích cho bạn. Điều quan trọng là trước khi lựa chọn nhà xe nào thì bạn hãy lên mạng tìm kiếm thông tin, xem những review của hành khách đi trước, so sánh giá cả, những tiện ích đi kèm để đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé!