Trong quá trình mang thai, thai phụ luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo những thực phẩm dung nạp vào cơ thể không gây hại cho bản thân và thai nhi,măng cụt cũng không ngoại lệ. Vậy ăn măng cụt có tốt cho bà bầu không? Hãy cùng VinID tìm đáp án và giá trị dinh dưỡng trong măng cụt, cũng như những lợi ích, lưu ý khi ăn dành cho bà bầu.
Thành phần dinh dưỡng của măng cụt
Muốn xác định được ăn măng cụt có tốt cho bà bầu không, cần tìm hiểu kỹ thành phần dinh dưỡng của măng cụt.
Theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng chủ yếu trong 100g măng cụt là:
- Năng lượng: 73 calo
- Chất xơ: 1,8g
- Carbohydrate: 17,91g
- Chất đạm: 0,41g
- Chất béo: 0,58g
- Vitamin B1 và B2: 0,054mg
- Vitamin B5: 0,032mg
- Vitamin B3: 0,286mg
- Vitamin B9: 31µg
- Vitamin B6: 0,018mg
- Vitamin C: 2,9mg
- Sắt: 0,3mg
- Canxi: 12mg
- Mangan: 0,102mg
- Kali: 48mg
- Kẽm: 0,21mg
- Magie: 13mg
- Photpho: 8mg
- Natri: 7mg
Có thể thấy thành phần dinh dưỡng của măng cụt rất phong phú. Loại quả này giàu vitamin, chất khoáng quan trọng đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ thể, nuôi dưỡng tế bào, cải thiện miễn dịch, tham gia quá trình trao đổi chất, hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh và tim. Không những vậy, măng cụt còn có hàm lượng calo ít, chất xơ nhiều, không gây thừa cân. Do đó, bà bầu có thể thoải mái ăn loại quả này mà không cần phân vân có thai ăn trái măng cụt được không nữa. Nhưng bà bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải thôi nhé!
>>> Tìm hiểu Măng cụt kỵ với gì để tránh ăn gây tác dụng phụ <<< |
Những lợi ích khi bà bầu ăn măng cụt
Giúp thai nhi giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh
Thiếu hụt folate (vitamin B9) trong thai kỳ có thể gây nên khuyết tật ống thần kinh và tật nứt đốt sống ở thai nhi. Do đó, để phòng ngừa dị tật bẩm sinh, ngoài bổ sung folate bằng thực phẩm chức năng, mẹ cũng có thể ăn măng cụt để cung cấp folate cho cơ thể.
Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi
Mangan trong măng cụt là một khoáng chất cần thiết trong quá trình hình thành hệ xương và sụn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Ngoài ăn trực tiếp, bà bầu cũng có thể uống nước ép măng cụt tươi với hàm lượng mangan/1 cốc là 0,2 mg.
Tăng cường hệ miễn dịch
Lượng vitamin C dồi dào trong măng cụt có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ở thai nhi. Đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch của mẹ, giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh suốt thai kỳ. Ngoài ra, vitamin C cũng thúc đẩy sản xuất collagen, giúp mẹ tăng độ đàn hồi da, giảm thiểu rạn da khi mang thai.
Hỗ trợ ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người mắc tiểu đường thai kỳ. Đây là căn bệnh hết sức nguy hiểm, gây dị tật ở thai nhi, tăng tỷ lệ sinh non, tiền sản giật, băng huyết.
Măng cụt chính là loại quả có tác dụng phòng ngừa và giảm thiểu tác động của tiểu đường thai kỳ do góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu.
Trị táo bón
Hơn 50% bà bầu sẽ gặp các vấn đề táo bón. Tuy nhiên, với lượng chất xơ phong phú, măng cụt có thể giảm bớt tình trạng khó chịu này, giúp quá trình đào thải diễn ra nhanh chóng, dễ chịu hơn. Ngoài ra, chất xơ cũng ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật, góp phần rất lớn trong các lợi ích của quả măng cụt cho bà bầu.
Ngăn ngừa thiếu máu
Các hoạt chất trong măng cụt thúc đẩy hoạt động của tế bào máu, làm giãn nở mạch máu từ đó cải thiện lưu lượng máu. Do đó, loại quả này có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu ở phụ nữ mang thai, xơ vữa động mạch, nghẹt tim, cholesterol cao, đau ngực.
Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa
Chứa hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa cao, măng cụt là cứu tinh cho làn da. Các chị em có thể ăn măng cụt để tăng cường độ ẩm da, ngừa nếp nhăn, điều trị các bệnh ngoài da như mụn trứng cá, eczema…
Tăng cường sinh lực, cải thiện giấc ngủ
Phụ nữ mang thai rất dễ bị chuột rút, đau nhức gây nên tình trạng khó ngủ, tinh thần mỏi mệt. Nếu vậy, hãy ăn măng cụt để bổ sung tryptophan – một amino axit có tác dụng thúc đẩy các cảm xúc tích cực trong não bộ, giúp tinh thần phấn chấn, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng mệt mỏi, điều hòa nhịp sinh học. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, măng cụt còn có tác dụng tích cực trong điều trị một số căn bệnh tâm thần như rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt.
Ngăn ngừa bệnh lao, ung thư
Măng cụt chứa xanthones, một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng kháng viêm, ức chế tăng sinh tế bào khối u, có lợi trong phòng và điều trị ung thư, lao, sốt rét.
>>> Giải đáp: Ăn quả măng cụt có béo không? <<< |
Cách ăn măng cụt tốt cho sức khỏe bà bầu
Tuy măng cụt đối với bà bầu có lợi ích rất lớn, nhưng bất kỳ loại thực phẩm nào cũng tiềm ẩn nguy cơ nếu ăn không đúng cách. Hãy cùng điểm qua một số lưu ý khi ăn măng cụt để tốt cho sức khỏe bà bầu:
- Nên ăn vừa phải vì khi ăn quá nhiều măng cụt cơ thể sẽ bị dị ứng nhẹ như: da mẩn đỏ, sưng, tức ngực, ngứa, phát ban… Ngoài ra, ăn măng cụt nhiều và liên tục sẽ nhiễm axit lactic gây ra tình trạng yếu người, buồn nôn, thậm chí là sốc và tử vong. Liều lượng tối đa là mỗi lần 2 quả, mỗi tuần ăn 2 – 3 lần.
- Xanthones trong măng cụt gây cản trở quá trình đông máu, nhất là khi sử dụng cùng với các thuốc làm loãng máu như warfarin. Do đó, trước ngày dự sinh 2 tuần không nên ăn măng cụt vì sẽ làm chảy nhiều máu khi sinh.
- Nếu bà bầu mắc bệnh thận hay tim, có cơ địa dễ dị ứng, mắc bệnh đa hồng cầu cũng không nên ăn nhiều loại quả này.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn măng cụt có tốt cho bà bầu không và biết cách ăn đúng để tốt cho sức khỏe.
Tham khảo ngay chương trình Tiêu tích điểm và tải app VinID để săn voucher giảm giá và mua được những quả măng cụt từ hệ thống VinMart/VinMart+ trực tuyến với giá ưu đãi lại tích được nhiều điểm thưởng, sử dụng cho các lần mua hàng kế tiếp nhé!
>>> Tìm hiểu ngay: Măng cụt giá bao nhiêu 1 kg? <<< |