Cách tiết kiệm điện khi ở trọ là một trong những quan tâm hàng đầu của các gia đình và sinh viên thuê nhà.Cùng VinID tìm hiểu các giải pháp giảm bớt chi phí sinh hoạt hàng tháng cũng như nâng cao tuổi thọ của các thiết bị điện nhé!
1. Lý do cần tiết kiệm điện khi ở trọ

Có rất nhiều lý do cần tiết kiệm điện, đặc biệt là với những người thuê nhà trọ. Cụ thể như sau:
- Tiết kiệm điện là tiết kiệm tiền và chi phí chi tiêu hàng tháng.
- Giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho xã hội, hạn chế tối đa lượng than đốt, dầu khí đốt, xây dựng thủy điện khiến các con sông bị ngăn lại gây nguy cơ hạn hán, lũ lụt cao.
- Bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường gây ra các vấn đề về hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên,…
- Nguồn điện bị cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sản xuất.
2. Nguyên tắc tiết kiệm điện cho người ở trọ
Ngoài việc lựa chọn các thiết bị điện tử hợp lý, để giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng điện khi ở trọ, các bạn hãy thực hiện những nguyên tắc sau:
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên nhờ tấm lợp lấy sáng hoặc sơn tường nhà màu sáng để làm tăng độ sáng cho không gian. Cách này sẽ thay thế cho việc lắp đặt và sử dụng đèn thường xuyên hơn.
- Sử dụng các biện pháp chống nóng tường như dùng rèm cửa, trồng cây xanh trong phòng…
- Sau khi sử dụng xong các thiết bị điện chiếu sáng, bếp từ, bếp điện…. hãy nhớ tắt chúng, rút ổ cắm vừa tiết kiệm điện vừa đảm bảo an toàn.
- Với nhà trọ có sử dụng máy lạnh, tủ lạnh hãy chọn mức công suất phù hợp, tránh lãng phí.
- Vào ban ngày, hãy mở rèm cửa, cửa sổ vừa thông thoáng phòng vừa tận dụng nguồn sáng từ mặt trời.
- Tìm hiểu, trang bị các mẹo tiết kiệm điện an toàn, hiệu quả cho người ở trọ, thuê nhà.

3. Cách tiết kiệm điện khi ở trọ cho mọi thiết bị
3.1. Cách tiết kiệm điện tủ lạnh
- Điều chỉnh nhiệt độ ngăn đông và ngăn mát tủ lạnh hợp lý: với ngăn đông, nhiệt độ phù hợp nhất để làm đông thực phẩm là -12 đến -18 độ C. Với ngăn mát, nhiệt độ phù hợp nhất từ 3 – 4 độ C, không cần điều chỉnh nhiệt độ lạnh tối đa.
- Đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, gió mát: hãy kê tủ lạnh cách tường ít nhất là 10cm để không gian đủ thoát nhiệt. Ngoài ra, để không khí lưu thông và chống ẩm, bạn nên kê tủ lạnh cách đất ít nhất là 5cm.
- Sắp xếp thực phẩm hợp lý: hãy để thực phẩm trong tủ lạnh thật ngăn nắp, có khe hở để không khí lạnh được lưu thông. Nên sử dụng thực phẩm bằng hộp kim loại thay cho đồ nhựa. Riêng thực phẩm còn nóng hãy để cho nguội hẳn rồi mới đặt vào tủ lạnh.
- Hạn chế tắt/bật tủ lạnh: để tiết kiệm điện, bạn nên hạn chế tắt/bật tủ lạnh và ngắt tủ lạnh thường xuyên. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải mất thời gian và hiệu suất hoạt động để làm mát, làm đông tủ, gây tiêu tốn năng lượng điện cũng như làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh.
- Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên: việc này sẽ làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Hãy vệ sinh đầy đủ các bộ phận từ bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, viên cao su, lưới lọc đến khay chứa nước…. để quá trình khuếch tán và trao đổi nhiệt của máy diễn ra hiệu quả hơn.
3.2. Cách tiết kiệm điện máy lạnh/ điều hòa

- Chọn vị trí lắp điều hòa hợp lý: để đảm bảo luồng khí lạnh được phân bổ đều trong phòng hãy lắp dàn điều hòa ở vị trí giữa phòng. Nên hạn chế lắp điều hòa ở những vị trí dễ gây thất thoát khí lạnh như cửa ra vào, góc phòng hay cửa sổ.
- Lắp đặt máy hút gió đúng cách: vị trí tốt nhất để lắp đặt máy hút gió là đối diện dàn lạnh và trên cao.
- Để nhiệt độ điều hòa phù hợp: để điều hòa hoạt động ổn định, tiết kiệm điện hiệu quả bạn hãy để máy ở mức nhiệt 24 đến 26 độ C. Đồng thời, khi bật điều hòa hãy mở quạt gió để thời gian làm mát phòng nhanh hơn.
- Chọn mua điều hòa sử dụng công nghệ Inverter: nếu nhu cầu sử dụng điều hòa nhiều, hãy chọn mua loại điều hòa có sử dụng công nghệ tiết kiệm điện Inverter. Với công nghệ này, khi máy lạnh đã làm lạnh vừa đủ sẽ hoạt động chậm lại vừa giúp nhiệt độ ổn định vừa hạn chế lãng phí điện năng tiêu thụ.
- Đóng kín cửa khi sử dụng máy lạnh: hãy đảm bảo cửa phòng luôn được đóng kín khi bật máy lạnh để tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng và tăng tuổi thọ của máy.
Một vài lưu ý khác:
- Vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa thường xuyên để máy hoạt động ổn định.
- Không tắt/bật hoặc ngắt điều hòa ra khỏi ổ điện liên tục.
- Chọn chế độ hẹn giờ tắt máy qua đêm hoặc chế độ sleep.
- Không nên để ánh nắng ngoài trời chiếu vào phòng khi sử dụng điều hòa.
3.3. Cách tiết kiệm điện thắp sáng
- Tắt đèn chiếu sáng khi không cần thiết: Tiết kiệm được 350.000đ/năm khi tắt 2 bóng đèn sợi đốt 100W trong 2 giờ mỗi ngày. Đặc biệt, việc sử dụng bóng đèn LED sẽ tiết kiệm tới 70% chi phí tiền điện.
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên: ánh sáng tự nhiên vừa tốt cho mắt vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí khi sử dụng nhiều thiết bị chiếu sáng trong nhà.
- Chọn các thiết bị có “Nhãn năng lượng”: sử dụng những thiết bị chiếu sáng có nhãn năng lượng do Bộ Công Thương quy định sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng gấp nhiều lần.
- Sử dụng năng lượng thay thế: năng lượng mặt trời, năng lượng gió,… được sử dụng để tạo ra điện năng thay thế cho thủy điện.
- Lắp đặt thiết bị chiếu sáng đúng vị trí: nên lắp thiết bị chiếu sáng ở những vị trí đủ chiếu sáng cả không gian phòng.
3.4. Cách tiết kiệm điện máy giặt
- Chọn chế độ giặt đồ bình thường: giặt đồ bằng tay trước khi cho vào máy giặt và chọn chế độ giặt bình thường để giảm bớt điện năng tiêu thụ trong quá trình giặt.
- Không giặt nhiều quần áo trong một lần: việc giặt quá nhiều quần áo không chỉ không có không gian cho việc làm sạch quần áo mà còn khiến máy vận hành quá tải, nhanh bị hỏng và tiêu tốn nhiều điện năng trong một lần giặt.
- Chọn mua máy giặt thích hợp: nên chọn sản phẩm có chức năng giặt tiết kiệm điện (Economy Mode). Riêng máy giặt lồng ngang, hãy chọn mua sản phẩm có chức năng tạm dừng chu trình giặt để cho thêm quần áo để tiết kiệm điện năng khi sử dụng.
- Đặt máy nơi khô thoáng: đặt máy giặt ở vị trí bằng phẳng, khô thoáng sẽ tốt hơn những nơi mất cân bằng khiến thành máy và lồng giặt va vào nhau tạo tiếng ồn to, động cơ và mạch điện bị ảnh hưởng gây hao điện.
3.5. Cách tiết kiệm điện máy nóng lạnh

- Chọn dung tích bình phù hợp với nhu cầu: chọn dung tích bình càng lớn càng gây tiêu tốn điện năng. Vì thế, bạn nên chọn mua đúng máy nóng lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ví dụ, gia đình có 4 người và 2 phòng tắm thì nên lắp loại máy nóng lạnh 20 lít là thích hợp nhất.
- Không nên bật máy nóng lạnh 24/24: cắm điện bình nóng lạnh 24/24 vừa gây nguy hiểm, dễ rò rỉ điện vừa làm máy vận hành quá tải, tiêu tốn rất nhiều điện năng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đun nước nóng và ngắt điện trước khi sử dụng.
- Kiểm tra và bảo trì máy thường xuyên: dùng bút thử điện để thử đường uống nước, nguồn nước để phát hiện sự cố sớm nhằm giải quyết kịp thời, hạn chế xảy ra tai nạn và tiết kiệm chi phí.
3.6. Cách tiết kiệm điện cho các thiết bị khác
- Rút nguồn điện cho các thiết bị điện tử khi không sử dụng như tivi, máy tính, lò vi sóng,…
- Giảm độ sáng màn hình hoặc chọn chế độ tiết kiệm điện của điện thoại, laptop, máy tính, tivi…
4. Lưu ý khi sử dụng điện ở nhà trọ
- Tiết kiệm điện khi ở trọ với quạt nước hơi tự chế. Dùng chậu nước đặt trước quạt gió ở chế độ thấp để làm mát phòng trọ. Hoặc bỏ đá vào chậu nước để hơi nước được bốc lên làm dịu đi cái nóng khi ở nhà trọ được lợp bằng tấm fibro xi măng. Treo tấm khăn ướt trước cửa sổ và cửa ra vào. Khi gió thổi sẽ mang theo hơi nước từ tấm vải làm giảm nhiệt độ nóng trong phòng.
- Đồng loạt sử dụng các thiết bị điện chiếu sáng tiết kiệm điện trong phòng, nhà vệ sinh, bóng điện bàn, hành lang…
- Thay đổi thói quen tiết kiệm điện với mọi thành viên trong phòng trọ.
Trên đây là các cách tiết kiệm điện khi ở trọ hiệu quả, đơn giản mà người ở trọ, sinh viên hay người lao động đi làm xa phải thuê nhà nên ghi nhớ và áp dụng ngay. Chắc chắn rằng, với mẹo tiết kiệm điện VinID vừa chia sẻ sẽ giúp bạn tiết kiệm điện kha khá cho việc chi tiêu hàng tháng.
>>> Giá tiền điện giờ cao điệm & quy định cần biết <<< |