Tiết kiệm điện mùa nắng nóng là vấn đề hàng đầu được rất nhiều hộ gia đình, người ở trọ, thuê nhà quan tâm. Vì thế, trong bài viết này VinID sẽ chia sẻ tới bạn đọc các giải pháp tiết kiệm điện vừa đảm bảo an toàn trong mùa nắng nóng vừa giảm hóa đơn tiền điện đáng kể. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Giải pháp tiết kiệm điện mùa nắng nóng tối ưu
1.1. Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện phù hợp
Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện phù hợp là cách tiết kiệm điện năng tiêu thụ hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Chọn các loại thiết bị điện có công suất thấp nhưng hiệu quả tương đương như các thiết bị điện công suất lớn: bóng đèn chiếu sáng 1.2m, bóng đèn Rạng Đông, đèn led tiết kiệm điện 3w, 30w,…
- Chọn các loại thiết bị điện có nút điều khiển thay đổi ánh sáng, tốc độ theo nhu cầu từ xa.
- Chọn thiết bị điện có sử dụng công nghệ tiết kiệm điện Inverter để kiểm soát công suất hoạt động của thiết bị nhằm giảm hao phí năng lượng tối đa.
- Lắp đặt các thiết bị điện ở từng khu vực hợp lý. Ví dụ, bố trí đèn chiếu sáng ở khu vực thích hợp, chiếu sáng được nhiều không gian phòng nhất để giảm lượng bóng đèn chiếu sáng.
1.2. Thay đổi thói quen sử dụng thiết bị điện
Song song với việc áp dụng các nguyên tắc tiết kiệm điện mùa nắng nóng chung, tùy vào mục đích sử dụng các thiết bị điện sẽ có cách thực hiện riêng như sau:
Tủ lạnh
- Hạn chế tối đa việc mở/đóng tủ lạnh khi không cần thiết. Bởi khi đóng mở tủ lạnh liên tục sẽ làm năng lượng mát trong tủ bị mất đi, dẫn đến việc máy lạnh phải hoạt động nhiều hơn, gây tốn năng lượng hơn.
- Không nên để tủ lạnh ở chế độ lạnh nhất. Nhiệt độ ngăn động phù hợp nhất từ – 12 độ đến – 18 độ C và 2 – 4 độ C cho ngăn mát.
- Chọn đúng loại tủ lạnh có dung tích phù hợp với quy mô thành viên trong gia đình. (Ví dụ, gia đình 4 người nên chọn loại tủ 100 – 180 lít)
- Thường xuyên kiểm tra gioăng cao su phía sau cánh cửa tử để tránh đệ thoát nhiệt gây tốn điện năng.
- Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, làm sạch bụi bẩn bám trên dàn nóng hoặc mặt ngoài tủ lạnh.
- Không để lớp tuyết bám vào dàn lạnh ở ngăn đông dày quá 5mm.
Điều hòa
- Chọn mua điều hòa có sử dụng công nghệ tiết kiệm điện Inverter.
- Chọn đúng máy lạnh công suất phù hợp với diện tích phòng để tránh lãng phí điện năng.
- Chọn chế độ “tiết kiệm điện” để máy tự động vận hành không để nhiệt độ làm lạnh quá thấp dưới 20 độ C.
- Duy trì nhiệt độ máy lạnh ở 25 – 28 độ C kết hợp sử dụng thêm quạt gió để giảm thời gian làm lạnh, tiết kiệm điện năng hiệu quả.
- Tắt điều hòa trực tiếp bằng điều khiển, không tắt bằng aptomat sẽ làm hao tốn điện năng.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh điều hòa tránh bụi bẩn khiến điều hòa phải hoạt động nhiều hơn.
Máy giặt
- Chỉ sử dụng máy giặt để giặt đúng lượng đồ giặt theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Không nên giặt quá nhiều hoặc quá ít quần áo sẽ khiến máy phải hoạt động nhiều gây mất độ bền của máy và lãng phí điện năng.
- Có thể vò quần áo bằng tay trước để loại bỏ các vết bẩn rồi cho vào máy giặt, chọn chế độ “giặt thông thường” giúp tiết kiệm điện.
- Với những máy giặt có chức năng “sấy khô” chỉ nên sử dụng vào ngày mưa, thời tiết ẩm, ít nắng. Nên chọn chế độ “vắt nhẹ” hoặc “không vắt” để phơi khô đồ vào những ngày nắng tự nhiên.
Thiết bị điện tử
- Với thiết bị bàn là, ủi: Không là quần áo khi còn ướt và dùng trong phòng bật máy điều hòa. Nên lau bề mặt bàn là trước khi sử dụng để máy hoạt động tốt hơn, hạn chế tối đa việc tiêu tốn điện năng.
- Với thiết bị bếp điện, lò vi sóng, bếp từ: Tránh đặt các thiết bị bếp điện ở gần các thiết bị điện tử khác để đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng tới hoạt động hay tiêu tốn điện năng.
- Với thiết bị máy tính, laptop: Giảm độ sáng màn hình ở mức độ vừa nhìn, không để ánh sáng quá cao. Tắt máy tính khi không sử dụng trên 20 phút. Nên chọn chế độ tiết kiệm điện trong máy tính để đảm bảo tuổi thọ của máy và giảm tổn hao năng lượng.
Thiết bị chiếu sáng
- Nên thay thế các loại bóng đèn trong nhà bằng bóng đèn sợi đốt huỳnh quang giúp tiêu thụ ít điện năng trong ngày và đảm bảo tuổi thọ cao gấp 15 lần.
- Tắt các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng, trước khi ra ngoài. Việc này vừa giảm bớt lượng điện tiêu thụ không cần thiết vừa đảm bảo an toàn cho gia đình.
1.3. Tận dụng năng lượng thay thế hợp lý
Một trong những giải pháp tiết kiệm điện mùa nắng nóng hiệu quả là tận dụng năng lượng thay thế hợp lý. Xu hướng phổ biến nhất là sử dụng thiết bị từ năng lượng mặt trời. Phương pháp này vừa góp phần hạn chế tối đa chi phí tiền điện hàng tháng cho doanh nghiệp, chủ gia đình, người ở trọ vừa bảo vệ môi trường hiệu quả.
2. Những trường hợp tiết kiệm điện không đúng cách
2.1. Ngắt điện tủ lạnh không đúng cách
Ngắt điện tủ lạnh và không sử dụng trong một thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến việc giàn nóng/lạnh của máy bị oxy hóa, nhanh chóng. Đồng thời, khi tủ lạnh hoạt động trở lại sẽ gây tiêu tốn một lượng điện năng lớn để làm lạnh lại từ đầu. Do đó, cách tốt nhất để tủ lạnh vận hành ổn định, tiết kiệm điện năng là nên duy trì hoạt động của máy thường xuyên.
2.2. Tiết kiệm điện quá máy móc
“Tắt điện khi không sử dụng” vốn dĩ là khẩu hiệu tuyên truyền, được nhiều gia đình áp dụng. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ áp dụng hiệu quả với các thiết bị chiếu sáng và phản tác dụng với một số thiết bị như: điều hòa, tủ lạnh,… Bởi lẽ, các thiết bị này nếu tắt/bật liên tục, không đúng cách sẽ gây tốn điện nhiều hơn và giảm tuổi thọ sản phẩm đáng kể.
2.3. Không sử dụng điều hòa và quạt điện cùng lúc
Sử dụng điều hòa ở nhiệt độ 25 – 28 độ C kết hợp dùng quạt điện là cách làm mát phòng nhanh chóng, hiệu quả. Vì khi điều hòa hoạt động ở mức nhiệt độ này, quạt điện góp phần làm lưu thông không khí lạnh tốt hơn. Hơn hết, dùng quạt điện cùng với điều hòa ở mức nhiệt độ hợp lý còn góp phần tiết kiệm điện rất tốt.
Hy vọng với giải pháp tiết kiệm điện mùa nắng nóng này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá trong thời điểm dịch bệnh. Đừng quên việc thanh toán tiền thật đơn giản, nhanh chóng thông qua app VinID bạn nhé!
>>> Cách tiết kiệm điện đơn giản & hiệu quả <<< |