Mở đại lý sữa đang là mô hình kinh doanh được nhiều người chọn lựa và đem lại lợi nhuận cao. Nếu bạn có ý định kinh doanh mặt hàng này và băn khoăn không biết mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn? Chuẩn bị những gì? Kế hoạch kinh doanh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích để trả lời câu hỏi đó. Cùng tham khảo nhé!
Cần bao nhiêu vốn để mở đại lý sữa trong 2021?
Mở cửa hàng sữa cần bao nhiêu vốn là câu hỏi của rất nhiều người khi bắt đầu kinh doanh mô hình này. Tùy vào điều kiện tài chính, quy mô cửa hàng, đối tượng khách hàng mà số vốn bỏ ra khác nhau. Theo kinh nghiệm mở đại lý sữa của những chủ tiệm trước đó thì bạn cần chuẩn bị từ 200 – 500 triệu cho quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, các khoản phí sẽ gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng (7-10 triệu/tháng, diện tích 25 – 50m2): Tiền đặt cọc và đóng tiền nhà hàng tháng.
- Chi phí đầu tư cơ sở vật chất (30 triệu): nâng cấp, sửa chữa cửa hàng, mua tủ mát, tủ đông, giá, kệ hàng, giỏ đựng,…
- Thiết bị bán hàng (6-8 triệu): phần mềm quản lý bán hàng, đầu đọc mã vạch, máy in hóa đơn, két tiền…
- Tiền nhập hàng (100 – 300 triệu tùy quy mô): Chiếm 70% tiền vốn ban đầu.
- Chi phí quảng cáo (20 triệu): Marketing, tổ chức khai trương, khuyến mãi, ưu đãi…
- Chi phí điện, nước, internet và các khoản phát sinh.
- Làm giấy phép kinh doanh, đóng thuế (thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập không thường xuyên,…)
3 cách nhập hàng khi mở đại lý sữa
Nhập hàng công ty
Khi nhập sữa từ công ty, bạn sẽ phải đăng ký số lượng từ đầu tháng. Tùy vào số lượng mà bạn được chiết khấu % khác nhau. Ưu điểm khi nhập hàng tại đây chính là có thể yên tâm về chất lượng và giá cả. Tuy nhiên, nguồn hàng sẽ không được phong phú và bạn chỉ được bán loại sữa mà công ty đó phân phối thôi.
Nếu bạn làm đại lý sữa cho thương hiệu có sẵn, họ sẽ hỗ trợ cho bạn các thiết bị như tủ mát, tủ đông, bảng biển,.. nhưng bạn phải cam kết doanh thu theo thỏa thuận. Điều này gây khó khăn với những ai mới bắt đầu kinh doanh vì chưa biết buôn bán có hiệu quả hay không?
Nhập hàng từ các đại lý
Với cách nhập hàng này, bạn nhập số lượng tùy ý và nếu lấy càng nhiều, chiết khấu càng cao. Đại lý sẽ trừ % trực tiếp trên đơn của bạn mà không phải chờ cuối tháng mới được chiết khấu như ở công ty.
- Ưu điểm: Sản phẩm đa dạng, vốn của bạn không bị tồn đọng.
- Nhược điểm: Khó kiểm soát về chất lượng sản phẩm.
Nhập hàng trên Vinshop
Để mở đại lý sữa, bạn cũng có thể nhập hàng trên ứng dụng đặt hàng tạp hóa online như VinShop. Đây là cách nhập hàng theo phương thức mới và rất hiện đại. Thao tác sử dụng khá đơn giản, tương tự như mua sắm online thông thường.
Kênh bán hàng này không chỉ tiện lợi mà nguồn hàng cũng rất phong phú. Ở đây có hầu hết tất cả các thương hiệu sữa đang bán chạy nhất hiện nay như Abbott, Nutifood, Nestle, Vinamilk, TH True Milk, Dutch Lady, Vinasoy,… Đặc biệt là có thể nhập nhiều mặt hàng một lúc, được hưởng nhiều ưu đãi giảm giá, giao hàng tận nơi. Đồng thời, tích hợp cả phần mềm quản lý bán hàng, báo cáo doanh thu, hàng tồn và trình thanh toán như máy POS cầm tay… Đây là ứng dụng của Tập đoàn Vingroup nên chủ tiệm có thể yên tâm về độ uy tín, chất lượng.
Tư vấn kinh nghiệm xương máu khi làm đại lý sữa
Theo tư vấn mở đại lý sữa từ những chủ tiệm lâu năm và thành công với mô hình này thì để kinh doanh sữa hiệu quả, thu được lợi nhuận cao thì bạn cần chú ý:
- Chỉ nhập ở những công ty, đại lý sữa uy tín, có giấy tờ, hóa đơn.
- Bài trí không gian trưng bày tại cửa hàng một cách khoa học, dễ lấy, tạo sự thoải mái cho khách khi chọn hàng.
- Khi mở đại lý sữa, bạn nên kinh doanh đa dạng mặt hàng chứ không nên chọn loại nào làm độc quyền cả. Sữa bột, sữa tươi, sữa chua, váng sữa, sữa ăn kiêng, sữa xách tay… có rất nhiều sản phẩm mà bạn có thể bán.
- Tính toán cẩn thận xem đâu là mặt hàng bán chạy, đâu là sản phẩm chiết khấu cao và cân đối số lượng khi nhập những loại sữa đó.
- Sữa là mặt hàng tiêu dùng có giá thành cao, lại có hạn sử dụng, có loại 1 năm, loại 2-3 năm nhưng có loại như sữa tươi thì chỉ vài tuần, vài tháng. Chính vì vậy bạn nên sử dụng đến phần mềm quản lý để báo date sắp hết và kịp thời thay thế. Trước đó, hãy tìm nhà phân phối sữa cam kết cho bạn hoàn lại sản phẩm hay đổi sang sản phẩm có hạn dài hơn.
- Cần chú ý bảo quản để tránh ảnh hưởng tới chất lượng của sữa. Ví dụ như sữa bột nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh vị trí ẩm ướt, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ phòng lý tưởng là khoảng 25 độ C.
- Để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn hãy tận dụng mạng xã hội, các trang thương mại điện tử và đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn.
- Thay thế sổ sách truyền thống bằng phần mềm quản lý bán hàng. Vừa tiết kiệm thời gian, hạn chế sai sót, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp khi bán hàng.
- Tạo dựng lòng tin, luôn tư vấn tận tình, sẵn sàng giải đáp thắc của khách hàng với thái độ chuyên nghiệp.
Đây là cách mở đại lý sữa dành cho những chủ shop mới bắt đầu khởi nghiệp, nhưng cũng sẽ hữu ích với những người đã kinh doanh nhưng chưa hiệu quả. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn cần cân nhắc đưa ra chiến lược phù hợp nhất.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết để bạn biết được mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn? Chúc bạn kinh doanh thành công với mô hình này!