Năm nay có 30 Tết không? Người ta thường làm gì vào ngày 30 Tết để mang điềm lành, kết thúc năm cũ nhẹ nhàng và bắt đầu năm mới nhiều may mắn, cầu được ước thấy?
Năm nay có 30 Tết không?
Vì sao mọi người cứ hay hỏi nhau năm nay có 30 Tết không? Bởi vì tổng số ngày của tháng Chạp không giống nhau ở từng năm. Tết năm 2019 tháng chạp không có ngày 30 nhưng Tết 2020 thì lại có 30 Tết. Hỏi như vậy để mọi người có thể dễ dàng thu xếp công việc của mình cho phù hợp, để mà còn đón Tết vui vẻ, thoải mái nữa.
Vậy Tết 2020 có ngày 30 không? Câu trả lời là tháng 12 âm lịch năm 2020 có ngày 30 nhé. Nghĩa là thời gian chờ đợi đón giao thừa năm nay của bạn sẽ nhiều hơn một ngày đấy.
30 Tết 2020 vào ngày mấy Dương lịch?
Hỏi năm nay có 30 Tết không thì bảo rằng có. Vậy 30 Tết là ngày mấy Dương lịch? Chính xác thì 30 Tết 2020 là ngày 24/1/2020 bạn nhé. Lịch nghỉ Tết 2020 của nhà nước chính thức bắt đầu từ ngày 29 Tết, tức ngày 23/01/2020. Các bạn nên lưu ý các mốc thời gian này để sắp xếp công việc của mình kịp Tết nhé.
30 Tết làm gì để chuẩn bị cho cả năm sau sung túc
3.1. Bao sái bàn thờ Phật sạch đẹp
Bao sái là một cách gọi của việc vệ sinh bàn thờ trong Phật giáo. Như là làm sạch lư hương, rút chân nhang đã tàn, sắp xếp lại bàn thờ. Vì đây là hành động mang ý nghĩa linh thiêng nên cần người thực hiện phải thành tâm.
3.2. Vệ sinh, trang hoàng nhà cửa
Dù rằng chúng ta vẫn chăm sóc cho tổ ấm của mình mỗi ngày nhưng cuối năm là dịp đặc biệt hơn. Cả nhà sẽ tổng vệ sinh trong nhà ngoài cửa, chăm chút cả từng ngóc ngách để nhà bạn thêm sang thêm sáng hơn trong ba ngày Tết. Chẳng những vì câu nói nhà sạch thì mát mà còn để cầu chúc cho cả năm tươi mới, thuận lợi, hanh thông.
Nhiều gia đình đơn giản chỉ cần quét tướt, lau sạch bụi bẩn để căn nhà sáng hơn. Nhiều người cầu kỳ sẽ treo thêm vòng hoa kim tuyến, dán decal tường hoặc hoa mai vàng rượm, tăng thêm sắc xuân cho ngôi nhà. Như vậy, kèm thêm vài bình hoa tươi nữa là phải nói cả nhà của bạn rộn ràng sắc xuân luôn nhé.
3.3. Chuẩn bị bữa cơm Tất niên, rước ông bà
Bữa tiệc cuối năm là hoạt động thường niên mà gia đình nào cũng sẽ thực hiện vào dịp cuối năm. Sẽ tùy vào mỗi gia đình sẽ thống nhất với họ hàng của mình là sẽ làm vào ngày 29 hay 30 Tết. Có những năm không có 30 Tết thì sẽ làm vào ngày 28, 29 Tết. Đó là lý do vì sao mọi người hay hỏi nhau là năm nay có 30 Tết không? Để mà biết thu xếp công việc trong những ngày tất bật này.
3.4. Mở rộng cửa ra vào và cửa sổ
Bạn sẽ thấy vào những ngày Tết nhà nhà mở cửa sáng choang. Vì theo quan niệm của mọi người, mở cửa không chỉ để đón khách viếng thăm mà còn có ý cầu cho mọi chuyện hanh thông, rước tài lộc vào nhà. Có nhiều gia đình còn không đóng cửa trong 3 đêm đón Tết.
3.5. Luôn có tiền trong tài khoản và ví của bạn
Cũng giống như gạo đầy bồ, muối đầy hủ, thì tiền cũng nên đầy túi. Có như vậy bạn sẽ cảm thấy cái Tết của mình ấm no hơn. Còn một chút xíu niềm vui nho nhỏ nữa là nạp tiền đầy ví VinID Pay nhé. Tết này bạn có thể không cần phải mua bao lì xì mà trải nghiệm luôn tính năng lì xì trên VinID. Thời đại @, lì xì cũng phải chất chơi như vậy.
3.6. Ăn canh khổ qua để xua đuổi điềm xấu
Ghé thăm một gia đình bất kỳ vào những ngày Tết và bạn thấy trên mâm cơm của họ có món canh khổ qua, thì y như rằng đây là gia đình của người miền Nam nhé. Ý nghĩa của món ăn cũng như tên gọi của nó. Mong cho mọi chuyện khổ đau của năm cũ qua đi. Đúng như tinh thần lạc quan phóng khoáng của họ, khổ qua đi, hạnh phúc sẽ tới trong năm mới. Riêng quả khổ qua ở miền Bắc gọi là mướp đắng, nên không phổ biến như ở trong Nam vậy.
Thay vào đó, người miền Bắc có phong tục mua vôi rắc 4 góc nhà để xua đuổi tà ma, đón năm mới.
3.7. Cả nhà quây quần nấu nồi bánh tét/ bánh chưng to
Bánh chưng, bánh tét là hai món bánh truyền thông của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Dù là không nấu nhưng thể nào mỗi nhà cũng phải có ít nhất 1 chiếc bánh trong những ngày đầu năm. Nhưng nếu có điều kiện, mọi người vẫn cố gắng tự nấu một nồi bánh vào đêm 30. Vừa trò chuyện rôm rả chờ bánh chín, vừa cùng nhau đón khoảnh khắc giao thời thiêng liêng. Để mỗi dịp như vậy lại trở thành kỷ niệm ý nghĩa cho những cái Tết về sau.
3.8. Người Huế kiêng ra khỏi nhà trước và sau thời điểm giao thừa
Chúng ta thường có thói quen xem pháo hoa và về nhà sau giao thừa nhưng người Huế lại hạn chế điều đó. Bởi vì họ sợ phạm vào lệ “đạp đất” hay còn gói là “xông đất” đầu năm của nhà mình. Người xông đất tốt nhất phải là người hợp tuổi, họp phong thủy, là những người nhẹ vía.
3.9. Ngư dân làm 2 mâm cỗ
Với hai mâm cổ này, một để cúng tổ tiên, một mang xuống thuyền thắp hương cầu cho năm mới đánh cá thành công
3.10. Tắm gội thật sạch sẽ đón năm mới
Đặc biệt với người Thái, mọi người rủ nhau ra ngoài sông gội đầu để rủ bỏ những điều không tốt của năm cũ, đón chào năm mới tươi hơn.
Xem thêm bài viết liên quan về Tết:
Ghi nhớ những điều kiêng kỵ ngày Tết bạn phải nên tránh thì hơn
Tết Nguyên Đán 2020 vào ngày nào? Ý nghĩa của phong tục tặng quà Tết
Mâm cỗ tất niên 30 Tết gồm những gì? Cách chuẩn bị mâm cỗ tất niên chu đáo