Mùa vải đã đến, thật không dễ dàng gì để có thể bỏ qua được vị thơm ngon của trái vải. Có nhiều tin đồn “vải là BHA tự nhiên” vì có tính nóng đẩy mụn mọc lên nhanh. Vậy ăn vải có nóng không? Có cách nào để ăn vải mà không nóng không? Cùng VinID đi tìm lời giải đáp trong bài viết bên dưới nhé!
1. Giải đáp: Ăn vải có nóng không?
Theo Đông Y
Người Trung Quốc có câu “Nhất đạm lệ chi tam bả hỏa” – “Ăn một quả vải bằng đốt 3 ngọn đuốc trong người”. Điều này là để diễn tả trái vải thuộc tính dương, là tính nóng. Trong Đông Y Học Cổ Truyền Việt Nam cũng nhận định rằng vải là một loại quả có tính đại nhiệt, nghĩa là rất nóng.
Theo Đông Y, ăn vải nhiều có thể dẫn đến “say vải”, gây hoa mắt, choáng váng, nhức đầu. Ngoài ra, những người đang bị các vấn đề về nhiệt trong người không nên ăn vải, có thể gây sưng chân răng, sốt, chảy máu mũi…
Theo Y học hiện đại
Theo phân tích thành phần dinh dưỡng thì trong 100gr vải có đến 276 KJ năng lượng, cacbohidrat là 16.5 gr, chất xơ chỉ 1.3 gr… cùng 1 số loại vitamin, khoáng chất khác.
Vải có lượng calo khá cao, vì thế ăn nhiều vải sẽ khiến cơ thể dư năng lượng, dẫn đến cảm giác “nóng trong người”, gây nổi mụn, nhiệt miệng…
2. Các lợi ích của vải đối với sức khỏe
Giúp xương khỏe mạnh
Các nhà y học hiện đại phân tích trong 100gr vải có 5mg chất Canxi, 10mg Magie, 31mg Photpho. Các khoáng chất này vô cùng tốt cho hệ xương của chúng ta. Do đó, ăn vải sẽ giúp cải thiện được sức khỏe của xương, cải thiện sự lão hóa của xương (giòn, loãng)
Hỗ trợ tiêu hóa
Trong trái vải có chất xơ hòa tan nên sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn, hạn chế các bệnh về táo bón. Từ đó, các nhà khoa học cùng nhận thấy rằng, ăn vải sẽ giúp làm sạch cho dạ dày, chữa được chứng ợ nóng.
Nguồn cung cấp vitamin C cho cơ thể
Vitamin C là loại vitamin cơ thể không thể tổng hợp được, trong vải có hàm lượng vitamin C rất cao. Vì thế ăn vải sẽ giúp cơ thể bổ sung được loại vitamin này, giúp tăng sức đề kháng.
Hạn chế mắc bệnh ung thư
Trong trái vải có thành phần flavonoid, kaempferol, quercetin, đây là các hợp chất có thể chống và làm giảm sự tăng trưởng của các tế bào ác tính hiệu quả. Ăn trái vải sẽ giúp cơ thể hạn chế sự hình thành các tế bào gốc tự do, gây ung thư. Đặc biệt là ung thư vú.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Vải có lượng calo thấp, có chứa chất xơ, và không có chất béo xấu, nên cực kỳ tốt đối với ai đang theo chế độ ăn kiêng, giảm cân.
Giúp tóc chắc khỏe
Vitamin C trong vải cũng rất có ích đối với mái tóc của chúng ta. Nó giúp cơ thể khỏe mạnh, hoạt động tốt, máu sẽ lưu thông tốt hơn để nuôi dưỡng nang tóc. Việc ăn vải còn cung cấp niacin, một chất thiết yếu để tóc chắc khỏe, ít gãy rụng.
3. Cách ăn vải không lo nóng, tốt cho sức khỏe
Vải có tính nóng còn vì trong vải có hàm lượng đường cao, cùng các loại muối khoáng như: P, Fe, Ca… Nên ăn vải nhiều sẽ bị nóng. Để ăn vải không bị nóng bạn nên lưu ý các điều sau:
- Giữ lại lớp màng trắng bên ngoài vải khi lột vỏ, lớp màng ấy có công dụng giải nhiệt.
- Trước khi ăn vải có thể uống các loại nước mát, nước trà… để giải nhiệt cho cơ thể và cân bằng lại nhiệt khi ăn vải tiếp sau.
- Lột vỏ và ngâm vải trong nước muối pha loãng trong 45 phút – 1 tiếng trước khi ăn.
- Dùng lá vải nấu nước và uống sau khi ăn vải cũng là cách hạn chế gây nóng khi ăn vải hiệu quả.
- Một lúc không nên ăn quá nhiều vải, số lượng chỉ nên từ 3 – 5 trái trong mỗi lần ăn.
- Vải có đường, bù năng lượng nhưng không nên ăn khi đói, tính nóng của vải sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, dễ bị say vải.
- Khi cơ thể đang bị nóng trong người, hay đáng mắc các vấn đề về nhiệt như mụn, chảy máu cam… nên hạn chế việc ăn vải.
Ăn vải có nóng không? Câu trả lời là “có”. Tuy nhiên đây cũng là một loại trái cây ngon và tốt cho sức khỏe nên các bạn vẫn nên dùng. Hãy ăn vải đúng cách để không phải lo “nóng” người trong mùa vải này.
>>> 10 tác dụng của quả vải đối với sức khỏe <<< |