Bún tươi là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn Việt Nam. Đặc biệt là bắt đầu bữa sáng với tô bún bò giàu dinh dưỡng thì còn gì bằng. Tuy nhiên, bún được làm từ gì, bún bao nhiêu calo, ăn bún có hại hay tăng cân hay không? Hãy tìm lời giải đáp cùng với VinID nhé!
1. Hàm lượng dinh dưỡng trong bún
1.1. Lượng calo trong bún tươi
Theo số liệu của Viện dinh dưỡng công bố, trong 100gr bún tươi cung cấp 110 calo cho cơ thể với thành phần chính là carbohydrate. Với chỉ số đường huyết GI khá thấp, bún được cho là cung cấp năng lượng ít hơn so với gạo trắng (242 calo/ 100gr gạo trắng).
Tuy nhiên, về cơ bản, bún vẫn thuộc top nhóm thực phẩm giàu tinh bột. Nguyên liệu chính chế biến bún tươi là gạo tẻ nguyên vẹn từ 3 – 6 tháng và muối. Gạo tẻ đảm bảo không bị mốc, mọt hay pha lẫn tạp chất, trải qua quá trình lên men để tạo nên những sợi bún trắng mướt.
Đối với khẩu phần ăn 100gr bún tươi, cơ thể tiếp nhận 110 calo với 3,4gr protein, 46gr carbohydrate cùng 100 milligram natri. Đối với bún khô, lượng calo cung cấp là 130.
Nhìn chung, ăn bún không làm tăng cân. Trên thực tế, hàm lượng calo tiêu thụ bằng tổng calo từ tất cả các nguyên liệu chế biến tùy thuộc cách thức bạn chế biến.
1.2. Năng lượng trong các loại bún phổ biến hiện nay
Thông thường chúng ta không chỉ ăn bún không mà kết hợp nhiều cách thức chế biến để được tô bún thơm ngon. Tìm hiểu ngay lượng calo trong danh sách các loại bún phổ biến tại Việt Nam nhé:
- Bún đậu mắm tôm: 689 – 721 calo
- Bún riêu cua: 447 – 525 calo
- Bún bò: 386 calo
- Bún bò giò/chả: 700 calo
- Bún chả: 535 – 557 calo
- Bún hủ tiếu: 619 – 628 calo
- Bún măng mọc: 480 calo
- Bún măng ngan: 485 calo
2. Ăn bún có tăng cân không?
Trung bình 1 tô bún cung cấp khoảng 400 – 500 calo. Với tiêu chuẩn 1500 – 2000 calo một ngày, lượng calo này sẽ còn thay đổi tùy thuộc từng độ tuổi, thể trạng của mỗi người. Nhìn chung, ăn bún tươi không hề béo như nhiều người lầm tưởng.
Điều quan trọng nhất chính là tổng lượng calo nạp vào trong 1 tô bún bạn ăn – có nghĩa là các nguyên liệu bạn thêm vào. Miễn là bạn không ăn vượt quá lượng calo cần thiết nạp vào cơ thể thì bạn hoàn toàn yên tâm ăn bún mà không tăng cân.
3. Cách ăn bún giảm cân hiệu quả
Kết hợp bún trong chế độ ăn kiêng là rất thích hợp. Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng nhất để giảm cân hiệu quả với bún.
Thực phẩm ăn kèm bún
Để ăn bún mà không lo tăng cân, bạn cần tăng lượng rau củ với lượng chất xơ và vitamin cho cơ thể. Không nên kết hợp với mỡ động vật hay nguyên liệu giàu chất béo, đường và tinh bột khác. Bạn cũng nên lưu ý việc gia giảm gia vị, hạn chế dầu mỡ để kiểm soát cân nặng hiệu quả nhé.
Lựa chọn loại bún giảm cân
Trên thị trường có rất nhiều biến tấu mới mẻ của bún, bạn có thể lựa chọn 2 loại bún sau để giảm cân:
- Bún chay rau củ: Trong quá trình chế biến bún, người làm kết hợp cùng nhiều loại nước ép rau củ để bổ sung dinh dưỡng, chất xơ và nhiều vitamin cho người dùng như bún chùm ngây, bún rau cải xoăn,… Vì vậy, bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không lo tăng cân.
- Bún gạo lứt: Đây là loại bún được nhiều chị em ưa chuộng bởi màu nâu đỏ đẹp mắt, ngậy bùi, chế biến đơn giản mà không hề ảnh hưởng tới cân nặng. Với hàm lượng chất xơ cao và calo thấp, bún gạo lứt rất lý tưởng để ăn thường xuyên mà vẫn kiểm soát cân nặng tốt.
Thời điểm ăn bún
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên ăn bún vào bữa sáng hoặc bữa phụ, tùy chỉnh theo khẩu phần ăn, tránh dư thừa năng lượng. Bún chứa nhiều chất chua, ăn vào buổi tối gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu, dễ tích mỡ thừa, béo bụng. Ăn bún giảm cân đúng cách chỉ ăn vào 2 – 3 bữa sáng/tuần.
Ăn bún đúng cách
Những thực đơn giảm cân bằng bún chay, bún rau củ hay bún gạo lứt đều mang lại hiệu quả giảm cân. Tuy nhiên, bún tươi không cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hạ đường huyết, thậm chí là suy nhược cơ thể, gây hại cho dạ dày khi sử dụng trong thời gian dài.
Bởi vậy, việc sử dụng bún thay thế hoàn toàn với cơm trắng không được khuyến khích. Để đạt hiệu quả giảm cân, bạn nên cân đối 1 chế độ ăn kiêng lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, tăng cường rau củ và hoạt động thể chất, sinh hoạt điều độ
4. Lưu ý khi sử dụng bún tươi
Bún tươi dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, nhưng không phải ai cũng nên ăn bún. Ngược lại, ăn bún lâu dài còn gây ra nhiều hậu quả khôn lường đối với sức khỏe.
- Ăn quá nhiều bún trong thời gian dài, chất làm chua trong bún sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày, gây viêm loét mạc bao tử.
- Chỉ nên sử dụng bún như 1 loại tinh bột thay thế và sử dụng không quá 3 lần/tuần.
- Một số điểm sản xuất bún tươi có sử dụng hàn the hay chất tẩy trắng trong quá trình chế biến. Chất Tinopal trong các loại chất này rất có hại cho sức khỏe, dẫn đến suy gan, suy thận, ung thư và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.
- Chỉ nên sử dụng bún không quá 3 tiếng sau khi mua về để đảm bảo độ tươi ngon.
- Bảo quản bún tươi trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi lần chế biến chỉ cần trụng qua nước sôi là được.
- Người có bệnh lý về dạ dày, đại tràng nên hạn chế sử dụng.
- Nữ giới (trên 65kg) và nam giới (trên 75kg) không nên ăn bún để giảm cân. Nó không mang lại hiệu quả như mong đợi vừa khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
- Khi chế biến món bún giảm cân, bạn nên hạn chế sử dụng các loại gia vị có thể gây nóng, khó tiêu.
Bún bao nhiêu calo? Ăn bún có tăng cân không và ăn sao để không béo? Tất tần tật câu hỏi về bún được giải đáp trong bài viết này. Các món ăn với bún dễ ăn, thơm ngon, nhưng không được khuyến khích dùng thường xuyên nhé! Đến ngay VinID mua bún ngon, đảm bảo chất lượng nhé!