Răng khôn thường dễ bị mọc lệch, gây nhiễm trùng, đau nhức nếu không được vệ sinh kỹ. Những trường hợp này cần phải nhổ răng khôn để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy nhổ răng khôn bao nhiêu tiền và chi phí nhổ răng khôn bao nhiêu, hãy cùng VinID tham khảo bài viết sau để tìm kiếm câu trả lời nhé.
1. Bảng chi phí nhổ răng khôn
- Tuỳ thuộc vào tình trạng răng khôn đang gặp phải trường hợp nào: mọc ngược, mọc lệch, mọc ngầm hay mọc thẳng thì sẽ có mức giá khác nhau.
- Hiện nay, có 2 phương pháp nhổ răng khôn được đa số các nha khoa áp dụng đó là nhổ răng khôn theo phương pháp truyền thống là dùng kìm bẩy, hoặc nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome.
- Chi phí giao động khi nhổ răng số 8 theo phương pháp truyền thống là khoảng 1 – 1,5 triệu VNĐ/ răng. Còn phương pháp siêu âm Piezotome có chi phí cao hơn khoảng 2 – 2,5 triệu.
- Mức giá này chỉ mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào vị trí, mức độ và hiện trạng răng khôn mà bạn đang gặp phải.
Quy trình nhổ răng khôn:
Bước 1: Khám tiền nhổ răng
- Nếu đang gặp phải các triệu chứng như đau nhức vùng nướu ở phía trong cùng của cùng hàm bạn nên đến các phòng khám nha khoa uy tín để thăm khám xem có nên nhổ răng khôn hay không.
- Việc khám răng khôn sẽ xác định được vị trí và hướng mọc của răng khôn qua việc chụp X-quang, từ đó giúp bác sĩ đưa ra quyết định nên nhổ răng khôn theo phương pháp nào để an toàn nhất cho bạn.
- Bước tiếp theo, bạn cần thử máu để kiểm tra mức độ đông máu có đạt điều kiện để tiểu phẫu răng khôn hay không.
Bước 2: Nhổ răng khôn
- Vệ sinh răng miệng và sát khuẩn
- Gây tê cục bộ để giảm cảm giác đau nhức.
- Rạch nướu và tiến hành lấy phần thân, chân răng khôn. Đối với răng khôn mọc lệch cần dùng máy khoan nha khoa cắt răng thành nhiều mảnh để lấy răng ra dễ dàng và hạn chế các tác động đến xương hàm cũng như các răng kế bên.
- Thời gian nhổ răng thường kéo dài khoảng 15 – 30 phút, cũng có trường hợp kéo dài đến vài tiếng tùy vào vị trí và hướng mọc của răng khôn.
Bước 3: Chăm sóc sau nhổ răng khôn
- Theo dõi sức khoẻ sau khổ răng khôn ít nhất 30 phút.
- Kê đơn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau tiểu phẫu.
2. Những trường hợp cần nhổ răng khôn
- Nên nhổ răng khôn khi gặp các biến chứng sưng, đau, u nang hoặc nhiễm trùng nhiều lần làm ảnh hưởng đến các răng lân cận.
- Răng khôn và răng bên cạnh có khoảng hở làm thức ăn bám vào, nếu không nhổ sẽ dễ bị sâu răng.
- Răng khôn không có ăn khớp với răng phía đối diện, lâu dần sẽ làm cho răng khôn bị trồi dài, tạo nên bậc thang giữa các răng làm lở loét nướu hàm nên cần nhổ càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng về sau.
- Răng khôn có hình dạng bất thường hoặc dị dạng, mọc lệch, dễ gây viêm nha chu cho các răng bên cạnh.
- Nhổ răng khôn trong trường hợp khách hàng muốn trồng răng giả hoặc điều chỉnh răng.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ nắm được thông tin nhổ răng khôn bao nhiêu tiền và chi phí nhổ răng trong từng trường hợp. Tải ngay app VinID để săn voucher chăm sóc răng miệng và nhổ răng khôn với giá cực kỳ ưu đãi nhé.
>>> Nhổ răng khôn kiêng gì? <<< |