Được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loại trái cây nhiệt đới, măng cụt không chỉ có hương vị ngọt thanh, dịu mát mà công dụng của nó đối với cơ thể cũng rất tích cực. Cùng VinID tìm hiểu tác dụng của măng cụt cũng như những lưu ý khi ăn loại quả này nhé!
1. Điểm danh các tác dụng của măng cụt tới sức khỏe và sắc đẹp
1.1. Tăng cường sinh lực
Dù là loại trái cây quen thuộc với người Việt nhưng tác dụng của măng cụt đối với sức khỏe không phải ai cũng biết. Trong quả măng cụt chứa axit Tryptophan. Hợp chất này có liên hệ trực tiếp với Serotonin – chất dẫn truyền thần kinh tác động tới giấc ngủ, tâm trạng, tinh thần và khẩu vị.
1.2. Hỗ trợ giảm cân
Măng cụt chứa nhiều hợp chất xanthones giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp khá tốt. Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sản sinh ra những mảng bám bên trong mạch máu. Kháng thể xanthones sẽ làm giảm tác động của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả. Đồng thời, nó cũng giúp tế bào trở nên mềm hơn, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Nhờ đó, bạn không còn phải lo lắng về vấn đề cân nặng nữa.
>>> Giải đáp: Ăn măng cụt có tốt cho bà bầu không? <<< |
1.3. Chống lão hóa
Xanthones, catechin cùng vitamin A, E, C, B1,… có trong măng cụt đều là những chất chống lão hóa, giảm thâm, mụn vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn có khả năng hạn chế tế bào gây hại, phục hồi tế bào da bị tổn thương. Do đó, thay vì dùng Steroids và các loại kem chống nấm để trị các bệnh ngoài da như chàm (eczema), viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến,… thì bạn có thể dùng nước măng cụt bôi rửa hàng ngày.
Sau một thời gian sử dụng, các chứng bệnh ngoài da sẽ thuyên giảm mà không cần dùng thuốc. Đây cũng là nguyên liệu lành tính nên bạn không phải lo tác dụng phụ như dược phẩm.
1.4. Hỗ trợ, phòng ngừa ung thư
Tác dụng của măng cụt không chỉ làm đẹp, mà loại quả này còn giúp ngừa và điều trị ung thư rất tốt. Măng cụt chứa hàm lượng xanthones cao giúp kháng viêm và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, chất này chứa nhiều trong vỏ, có vị đắng nên cần kết hợp với một số nguyên liệu Đông y khác để làm thuốc.
>>> Tìm hiểu thêm: Măng cụt ăn nóng hay mát? <<< |
1.5. Cân bằng lượng đường huyết trong máu
Đường huyết tăng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ,… nhất là những người cao tuổi. Măng cụt lại chứa proanthocyanidin oligomeric và axit tannic giúp trung hòa một phần đường huyết trong cơ thể. Nhờ đó, nồng độ đường trong máu sẽ duy trì ở mức ổn định.
1.6. Giúp hơi thở thơm mát
Kháng thể xanthones trong măng cụt còn có khả năng diệt khuẩn. Súc miệng bằng nước măng cụt sau khi ăn sẽ làm giảm mùi hôi trong miệng.
1.7. Bảo vệ tim mạch
Thành phần alpha-mangostin được tìm thấy trong măng cụt rất tốt cho tim mạch. Không những thế, các chất chống oxy hóa trong loại quả này sẽ giúp củng cố hệ tuần hoàn. Từ đó, giúp cơ thể giảm thiểu được tình trạng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
>>> Giải đáp: Ăn măng cụt có mập không? <<< |
1.8. Cải thiện hệ thần kinh
Măng cụt có nhiều hợp chất chống oxy hóa có lợi trong việc phòng chống sự thoái hóa của hệ thần kinh. Như vậy sẽ giảm thiểu các triệu chứng như đãng trí, tay chân run và một số bệnh lý thần kinh khác.
1.9. Chế biến thành món ăn
Với vị chua nhẹ hòa quyện cùng vị ngọt thanh mát, măng cụt trở thành món không thể thiếu trong mùa hè nóng nực. Ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể dùng măng cụt chế biến thành nhiều món ăn để giải nhiệt như gỏi măng cụt tôm thịt, chè măng cụt, sinh tố măng cụt, salad măng cụt, trà măng cụt, kem măng cụt,…
1.10. Công dụng khác của măng cụt
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Kháng vi trùng, củng cố đường tiết niệu hoạt động tốt hơn.
- Vỏ măng cụt được điều chế thành bài thuốc trị tiêu chảy, chữa lỵ,…
>>> Khám phá công dụng bất ngờ của Vỏ măng cụt phơi khô <<< |
2. Một số lưu ý khi ăn măng cụt
2.1. Ăn với tần suất hợp lý
Măng cụt là loại trái cây phổ biến trong mùa hè và có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dù tác dụng của măng cụt có tốt đến mấy nhưng khi dùng quá nhiều cũng gây ra tác dụng phụ. Do đó, chỉ nên ăn 30g măng cụt sau bữa ăn (tương đương 2 quả/ngày) và mỗi tuần ăn 2 – 3 lần là đủ.
2.2. Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều măng cụt
- Nổi mề đay: Ở một số người có cơ địa nhạy cảm khi ăn quá nhiều măng cụt sẽ bị dị ứng, mẩn ngứa, phát ban. Nghiêm trọng hơn là sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực.
- Nhiễm axit lactic: Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering Cancer Center (Mỹ) đã chỉ ra rằng tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Triệu chứng nhận biết gồm: buồn nôn, cơ thể yếu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây sốc, nguy hiểm tới tính mạng.
- Can thiệp quá trình đông máu: Hợp chất xanthones trong măng cụt có thể làm cản trở quá trình đông máu trong cơ thể. Ngoài ra, nó cũng tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa.
- Tác dụng phụ khác: Mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, gián đoạn giấc ngủ, buồn nôn liên tục, khó thở, chóng mặt,… Khi gặp phải những triệu chứng này cần dừng ăn măng cụt ngay lập tức.
2.3. Đối tượng nào nên hạn chế ăn măng cụt?
- Người có cơ địa dễ bị dị ứng
- Người bị đa hồng cầu
- Đang trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, xạ trị, hóa trị
- Người chuẩn bị phẫu thuật
- Người có hệ tiêu hóa kém, hay bị táo bón, tiêu chảy
Với những thông tin VinID vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã hiểu hơn về tác dụng của măng cụt đối với sức khỏe và làm đẹp. Hãy ăn với tần suất hợp lý để tận dụng được hết lợi ích mà loại trái cây này mang lại.
Tham khảo ngay chương trình Tiêu tích điểm và tải app VinID để săn voucher giảm giá và mua được những quả măng cụt chất lượng từ hệ thống VinMart/VinMart+ một cách tiện lợi, nhanh chóng với giá ưu đãi lại tích được nhiều điểm thưởng, sử dụng cho các lần mua hàng kế tiếp nhé!
>>> Xem ngay Giá măng cụt hiện nay & nơi mua chất lượng <<< |