Từ lâu tinh dầu tỏi đã nổi tiếng với những công dụng thần kỳ cho sức khỏe. Vậy bạn đã biết đó là những công dụng gì chưa? Hãy cùng VinID khám phá tác dụng của tinh dầu tỏi cũng như cách làm & cách sử dụng tốt cho sức khỏe sau nhé.
1. Tác dụng của tinh dầu tỏi
- Trị mụn: Kẽm trong tỏi có thể kiềm chế việc tiết bã nhờn, từ đó giảm mụn trứng cá. Tỏi là loại củ có tính kháng viêm nên có tác dụng trong điều trị mụn, giúp giảm viêm sưng trên nốt mụn. Đồng, vitamin C, allicin và selen trong tỏi cũng giúp tăng cường sức khỏe làn da.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Tỏi là 1 chất kháng sinh tự nhiên có thể trị được sốt, ho, nhiễm trùng, cảm lạnh… Tại Ấn Độ, tỏi được sử dụng như 1 loại thuốc chữa bệnh lành tính, hiệu quả và ít tốn kém.
- Chống muỗi: Mùi của tỏi có tác dụng xua đuổi muỗi và côn trùng. Do đó chỉ cần xịt tinh dầu tỏi quanh nhà hoặc thấm 1 ít tinh dầu lên miếng bông rồi thoa đều lên da là bạn có thể chống muỗi 1 cách hiệu quả.
- Giảm đau răng: Allicin trong tỏi có tác dụng giảm đau răng và tính kháng viêm của tỏi sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn, giúp chữa trị viêm sưng.
- Ngừa rụng tóc: Nếu xoa bóp da đầu và tóc với tinh dầu tỏi rồi để qua đêm, hôm sau gội lại bằng nước, bạn sẽ có một mái tóc chắc khỏe, lưu thông máu ở da dầu tốt, tóc ít gãy, rụng và mọc nhanh hơn.
- Trị ngứa da: Tinh dầu tỏi kháng khuẩn, chống nấm nên có thể ngăn ngừa và điều trị mụn cóc, nấm ngoài da, trị dứt điểm ngứa ngáy, nhiễm trùng da. Ngoài ra, tinh dầu tỏi cũng có tác dụng trong điều trị vẩy nến.
2. Tác dụng phụ của tinh dầu tỏi
Tinh dầu tỏi tuy rất tốt nhưng vẫn có 1 số tác dụng phụ nhất định. Tỏi chứa allicin và phytochemical nếu dùng với liều lượng lớn có thể gây hại đến gan.
Ngoài ra, khi dùng với liều lớn, bạn có thể sẽ gặp phải 1 số vấn đề sau:
- Bệnh chàm
- Bệnh hen suyễn
- Bệnh tim mạch
- Hôi miệng
- Khó chịu
- Kích ứng vết thương hở
- Rối loạn chức năng đông máu
- Rối loạn chức năng tiêu hóa
- Viêm da
Mặc dù vậy, tỏi nói chung và tinh dầu tỏi nói riêng vẫn được xếp vào nhóm các chất không độc hại và không được xếp vào nhóm chất gây ung thư. Nên việc sử dụng tinh dầu tỏi là tương đối an toàn, chỉ cần lưu ý chỉ dùng ở mức độ vừa phải, không sử dụng ở liều lượng lớn.
3. Cách làm tinh dầu tỏi tại nhà
Cách làm tinh dầu tỏi thông thường
- Rửa sạch, bóc vỏ, đập dập 4 tép tỏi.
- Cho tỏi vào chảo đun nóng.
- Đổ thêm 120ml dầu ô liu vào chảo.
- Khuấy đều tỏi và dầu để dàn đều trên mặt chảo.
- Đun với lửa nhỏ khoảng từ 3 – 5 phút.
- Thỉnh thoảng khuấy lên đến khi tỏi hơi giòn và chuyển màu nâu nhạt, không để tỏi chuyển màu nâu sẫm vì khi ấy tỏi đã chín quá và dầu bị đắng.
- Tắt bếp, nhấc chảo xuống, để nguội.
- Đổ dầu tỏi vào hộp đựng, đậy kín nắp.
- Nếu trong dầu tỏi còn lẫn tỏi, dầu sẽ thơm hơn. Nếu chỉ lấy dầu, bạn cũng có thể lọc qua rây để loại bỏ hết tỏi còn sót lại.
- Cho hộp dầu tỏi vào tủ lạnh dùng trong vòng 5 ngày.
Cách làm tinh dầu tỏi không cần qua chế biến
- Rửa sạch, bóc vỏ, đập dập 8 – 10 nhánh tỏi.
- Chuẩn bị lọ thủy tinh dung tích 0,5 – 1 lít có nắp đậy.
- Cho tỏi và 500ml dầu ô liu vào lọ.
- Nếu muốn tăng mùi thơm có thể cho thêm mùi tây, xạ hương, hương thảo… vào.
- Đậy kín nắp lọ lại.
- Cho lọ dầu tỏi vào tủ lạnh dùng trong vòng 2 – 5 ngày.
4. Cách dùng tinh dầu tỏi
4.1. Cách dùng tinh dầu tỏi tùy vào bệnh trạng
- Cảm lạnh: Trộn 1 muỗng cà phê dầu thực vật với 1 giọt tinh dầu tỏi. Xoa bóp hỗn hợp lên vùng bụng, ngực, cột sống sẽ giảm sự khó chịu do cúm hay cảm lạnh gây ra.
- Đau răng: Nhỏ vài giọt tinh dầu tỏi thấm lên bông gòn, ấn vào chỗ răng đau trong 15 – 20 phút để giảm đau tức thì.
- Nấm da chân, nấm móng tay: Trộn 5 giọt tinh dầu oải hương, 10 giọt tinh dầu tỏi, 60ml dầu hạnh nhân ngọt. Thoa 2 – 3 lần mỗi ngày lên vùng da bệnh.
- Nhiễm trùng da: Nhỏ tinh dầu tỏi vào nước ấm, dùng nước để ngâm rửa sẽ cải thiện tình trạng nấm, ngứa, nhiễm trùng da.
- Nhiễm trùng miệng: Trộn 1 giọt tinh dầu tỏi với 1 muỗng cà phê dầu ô liu hoặc dầu dừa. Dùng hỗn hợp này để súc miệng, nhổ đi, không nuốt, rồi đánh răng như bình thường.
- Nhiễm trùng tai: Trộn 2 giọt tinh dầu tỏi với 1 muỗng cà phê dầu ô liu. Nhỏ 2 – 3 giọt vào tai sẽ giúp giảm tình trạng nhiễm trùng tai.
- Phòng chống nhiễm trùng đường hô hấp: Trộn 3 giọt tinh dầu tỏi, 3 giọt tinh dầu khuynh diệp, 30ml dầu nền. Thoa 1 ít lên vùng ngực, trán.
- Sẹo do mụn, mụn trứng cá: Khi đắp mặt nạ đất sét, mặt nạ bùn, bạn nhỏ 1 giọt tinh dầu tỏi vào rồi sử dụng như bình thường.
- Xông làm sạch đường mũi, họng: Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu tỏi vào máy xông, xông trong vòng 10 – 15 phút để kháng khuẩn, làm sạch mũi, họng.
4.2. Lưu ý dùng tinh dầu tỏi để tốt cho sức khỏe
- Để kiểm tra xem da bạn có bị kích ứng với tinh dầu tỏi hay không, hãy pha loãng tinh dầu tỏi với dầu nền rồi thoa 1 ít lên da, giữ nguyên trong 1 ngày để xem phản ứng trên da.
- Khi làm tinh dầu tỏi tại nhà, không bảo quản lâu quá 5 ngày, tuyệt đối không để ở nhiệt độ phòng vì có thể gây ngộ độc.
- Khi sử dụng cùng thuốc tim, thuốc chống đông máu, tinh dầu tỏi có thể gây phản ứng không mong muốn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Không dùng chung tinh dầu tỏi với vitamin E, dầu cá.
- Không dùng số lượng quá nhiều tinh dầu tỏi.
- Không được dùng tinh dầu tỏi ở dạng cô đặc, chưa pha loãng vì nồng độ cao có thể gây kích ứng da bạn, đặc biệt không dùng cho mắt, tai, mũi, miệng.
- Nếu bạn bị các vấn đề sau thì cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng tinh dầu tỏi, không được tự ý sử dụng: rối loạn đông máu, bệnh tiêu hóa, loét dạ dày.
- Trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không được sử dụng tinh dầu tỏi.
Hy vọng, qua bài viết trên bạn đã biết những tác dụng của tinh dầu tỏi, cách làm và sử dụng tinh tại nhà tốt cho sức khỏe. Đừng quên đến WinMart hoặc đặt hàng qua app VinID để mua được những tép tỏi thơm ngon giá cả phải chăng nhé.
>>> Tinh dầu thông có tác dụng gì? <<< |