Vitamin B6 là một trong các nhánh vitamin trong nhóm vitamin B, rất tốt và rất quan trọng đối với cơ thể. Với loại vitamin này, bạn dễ dàng tự bổ sung cho cơ thể mình thông qua các món ăn đơn giản hằng ngày. Vậy Vitamin B6 có tác dụng gì? VinID sẽ bật mí cho bạn công dụng & Cách dùng Vitamin B6 đạt hiệu quả tối đa.
1. Tác dụng của vitamin B6 đối với sức khỏe
Vitamin B6 có tên đầy đủ là Pyridoxine, thuộc một trong các loại vitamin trong nhóm vitamin B cầu kỳ. Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong điều hòa chất và duy trì tốt các chức năng hoạt động thể chất. Dưới đây là các công dụng của vitamin B6 mang lại cho cơ thể:
- Hỗ trợ chức năng hệ thần kinh
- Việc suy giảm trí nhớ dẫn đến căn bệnh Alzheimer thường gặp ở các người già là do cơ thể thiếu vitamin B6 trầm trọng. Ngoài ra, “hormone hạnh phúc” cũng được kích thích và tạo ra bởi vitamin B6 và giúp điều chỉnh tâm trạng tốt hơn, khiến bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái.
- Chuyển đổi chất trong cơ thể
- Vitamin B6 hoạt động theo nguyên tắc như một coenzym trong cơ thể con người. Giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm: chất béo, protein, carbohydrate. Ngoài ra, vitamin B6 còn giúp duy trì heme của hồng cầu, giúp mạch máu hoạt động tốt, giảm rủi ro bệnh huyết áp và đột quỵ.
- Bổ mắt
- Đa số các vấn đề về mắt đều do chế độ ăn uống không khoa học dẫn đến thiếu hụt vitamin B6. Nếu bạn bổ sung đầy đủ vitamin B6 và các loại vitamin quan trọng sẽ giúp giảm và ngăn ngừa các căn bệnh về thị lực, thoái hóa điểm vàng và rối loạn sắc tố mắt.
- Ngăn ngừa hội chứng trước chu kỳ kinh nguyệt
- Các triệu chứng trước khi chu kỳ kinh nguyệt xảy ra như mụn trứng cá, mệt mỏi, nhức đầu, đau tức vùng ngực, giảm buồn nôn, chuột rút thường là do cơ thể bạn thiếu vitamin B6 trầm trọng. Để giảm thiểu các triệu chứng đó, bạn nên bổ sung vitamin B6 khoảng 10 ngày trước kỳ kinh nguyệt, giúp tăng lưu lượng máu và điều hòa nồng độ các hormone.
- Giảm triệu các chứng khi mang thai giai đoạn đầu
- Phụ nữ khi mang thai giai đoạn đầu thường gặp các triệu chứng ốm nghén, khó ăn. Các nhà nghiên cứu cho biết bổ sung vitamin B6 sẽ giúp các mẹ bầu giảm chứng buồn nôn tức thì trong 24 giờ.
2. Các loại vitamin B6 được nhiều người tin dùng
- Nature Made B6 100 mg – viên thuốc vitamin B6 Hoa Kỳ
- Thúc đẩy quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo.
- Chuyển đổi các thực phẩm thành năng lượng tế bào.
- Cần thiết cho sự hình thành các tế bào máu.
- Now GABA 500 mg – vitamin B6 của dược phẩm Now
- Giúp giảm bớt căng thẳng trong hệ thần kinh.
- Điều hòa tâm trạng, thư giãn cơ thể.
- Điều khiển hoạt động tế bào thần kinh não giúp ức chế các tế bào thần kinh bắn ra trong não bộ.
- Sundown B6 100 mg – hãng Sundown Clear Nutrition
- Cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Bảo vệ hệ thần kinh.
- Ngăn ngừa đột quỵ.
- Magne – B6 Corbière
- Cung cấp Magie và vitamin B6 khi dinh dưỡng trong cơ thể bị thiếu hụt
- Cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Hồi phục tình trạng mệt mỏi, đau nhức đầu, đau co thắt cơ.
- Vitamin B6 250 mg – viên uống hãng Mekophar
- Cung cấp vitamin B6 cho các trường hợp thiếu Vitamin B6 do thuốc gây nên.
- Hỗ trợ bổ sung sắt cho các trường hợp mắc chứng thiếu máu nguyên bào sắt di truyền.
- Ngăn ngừa chứng co giật, dùng quá liều chất Cycloserin ở người bệnh.
3. Hướng dẫn cách dùng Vitamin B6 đúng cách
Với mỗi tình trạng người bệnh khác nhau mà liều lượng cách dùng vitamin B6 khác nhau. Dưới đây là cách dùng vitamin B6 tương ứng với các trường hợp:
- Cơ thể thiếu máu vì tạo ra các tế bào hồng cầu bất thường tích tụ sắt: sử dụng 200 – 600 mg vitamin B6 ban đầu cho tới khi đáp ứng đầy đủ, sau đó duy trì liều lượng 30 – 50 mg mỗi ngày.
- Thiếu vitamin B6: Đối với người lớn cần bổ sung 2,5 – 25 mg mỗi ngày trong ba tuần sau đó giảm xuống còn 1,5 – 2,5 mg mỗi ngày. Đối với phụ nữ đang trong quá trình sử dụng thuốc tránh thai cần sử dụng 25 – 30 mg mỗi ngày.
- Bệnh nhân có nồng độ homocysteine cao trong máu (hyperhomocysteinemia): Để giảm nồng độ homocysteine cao trong máu cần sử dụng vitamin B6 với liều lượng 50 – 200 mg.
- Mắc các bệnh về mắt dẫn đến giảm thị lực ở người lớn tuổi: cần sử dụng 50 mg vitamin B6 dưới dạng pyridoxine mỗi ngày kết hợp với 1000 mcg vitamin B12 và 2500 mcg folic axit duy trì đều đặn trong khoảng 7 năm.
- Người bệnh bị xơ vữa động mạch: cần sử dụng 12,5 mg vitamin B6 kết hợp với một chất bổ sung cụ thể như Kyolic, Total Heart Health,… và 100 mg L-arginine mỗi ngày trong vòng 1 năm.
- Với các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): cần sử dụng 50 – 100 mg vitamin B6 mỗi ngày và kết hợp với 200 mg magie.
- Phụ nữ mang thai bị ốm nghén: cần sử dụng 10 – 25 mg vitamin B6 từ 3 đến 4 lần mỗi ngày hoặc kết hợp các sản phẩm có chứa vitamin B6 và thuốc doxylamine với liều lượng từ 3 – 4 lần hàng ngày.
- Chứng rối loạn vận động muộn thường do thuốc chống loạn thần: cần bổ sung 100 mg vitamin B6 mỗi ngày và tăng dần liều lượng mỗi tuần lên tới 400 mg/ ngày, chia làm 2 lần uống.
- Bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận: cần bổ sung 25 – 500 mg vitamin B6 mỗi ngày.
- Đối với trẻ em: trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng dùng 0,1 mg/ ngày, trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng sử dụng 0,3 mg/ ngày, trẻ từ 1 – 3 tuổi cần bổ sung 30 mg/ ngày, trẻ em từ 4 – 8 tuổi cần bổ sung 40 mg/ ngày, trẻ em từ 9 – 13 tuổi bổ sung 60 mg/ ngày.
4. Tác dụng phụ khi sử dụng Vitamin B6
Bổ sung vitamin B6 khi gặp các triệu chứng thiếu hụt vitamin trên rất phổ biến và cần thiết. Tuy nhiên, các chất nạp vào cơ thể đều sẽ xảy ra hiện tượng tác dụng phụ và vitamin B6 nếu bổ sung quá liều cũng sẽ dẫn tới các tác hại nghiêm trọng đến cơ thể:
- Dẫn đến hàng loạt triệu chứng về đường tiêu hoá như: buồn nôn, ợ chua, khó tiêu hoá, đau bao tử
- Tổn thương phần da nghiêm trọng
- Nhạy cảm với ánh nắng, ánh sáng
- Thường xuyên bị tê cơ
- Giảm sự cảm nhận về cảm giác đau hoặc môi trường có nhiệt độ cao
- Khó điều khiển và kiểm soát cơ hoặc phối hợp cơ
Vitamin B6 có từ các món ăn thông dụng hàng ngày như thịt gia cầm, cá, khoai tây, đậu xanh và chuối. Nếu khẩu phần ăn của các bạn không cung cấp đủ vitamin B6 cần thiết cho một ngày thì có thể uống bổ sung thêm thuốc uống chuyên dụng. Để tìm hiểu thêm về các thông tin liên quan đến sức khỏe, bạn xem thêm thông tin tại VinID Blogs nhé!
>>> Cách dùng nhụy hoa nghệ tây tốt cho sức khỏe <<< |