Trứng gà chứa rất nhiều chất bổ dưỡng, lại thơm ngon. Tuy nhiên không phải loại thực phẩm nào cũng có thể ăn cùng với trứng. Nếu dùng không cẩn thận, trứng gà sẽ từ bổ biến thành độc, gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Hãy cùng VinID tìm hiểu trứng gà kỵ gì và những lưu ý để ăn trứng đúng cách, tốt cho sức khỏe qua bài viết sau nhé!
1. Giải đáp: Trứng gà không nên ăn với gì?
1.1. Các loại nước uống kỵ với trứng gà
Trà
Thói quen vừa ăn trứng xong đã thưởng thức một tách trà nóng hoặc dùng nước trà luộc trứng của không ít người là một thói quen sai lầm.
Axit tannic trong lá trà kết hợp với protein trong trứng sẽ sản sinh ra protein axit tannic. Hoạt động của nhu động ruột sẽ bị trì trệ, thời gian trữ phân trong ruột sẽ kéo dài, khó đào thải.
Nếu ăn cùng lúc quá nhiều hai loại thực phẩm kỵ nhau này, bạn sẽ mắc chứng táo bón, mệt mỏi cơ thể hay nghiêm trọng hơn là bị ngộ độc.
Sữa tươi
Nhiều gia đình thường thưởng thức bữa sáng với một quả trứng chiên và một ly sữa nóng. Đây là thói quen hết sức tai hại.
Theo Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng ThS. BS Doãn Thị Tường Vi, protein trong trứng có thể phân giải các axit amin, làm cơ thể không thể hấp thu được đường lactose có trong sữa, gây ra chứng khó tiêu.
Nghiêm trọng hơn, khi dùng quá mức 2 loại thực phẩm này, bạn còn có thể bị đi ngoài phân chua hoặc tiêu chảy.
>>> Các món ăn từ trứng siêu ngon <<< |
1.2. Các loại thịt kỵ với trứng gà
Thịt ngỗng, thịt thỏ
Từ xưa, những danh gia về y lý đã nhận định rằng: Trứng, thịt ngỗng và thịt thỏ đều có tính hàn, nếu ăn cùng nhau sẽ gây ra tiêu chảy. Bạn nên tránh sự kết hợp này để khỏi kích thích đường ruột nhé!
Óc heo
Óc heo chiên trứng là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên đây lại là món ăn cấm kỵ với người cao huyết áp vì nó khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao đột biến, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Thế nên, để bảo vệ cho sức khỏe bản thân, tốt nhất không nên kết hợp 2 thực phẩm này, đặc biệt với người mắc chứng cao huyết áp, mỡ máu và tim mạch.
1.3. Các loại trái cây kỵ với trứng gà
Quả hồng
Hai loại thực phẩm này vốn là đại kỵ của nhau, khi ăn cùng sẽ gây viêm ruột, viêm dạ dày cấp tính, ngộ độc. Có thể xảy ra hiện tượng nôn mửa sau 1 – 2 tiếng sử dụng.
Bạn hãy xử trí bằng cách uống nước ép gừng tươi pha với nước ấm hoặc uống dung dịch 200ml nước sôi pha cùng 20g muối. Uống nhiều lần đến khi nôn được trứng và hồng ra ngoài. Cuối cùng hãy uống thuốc nhuận tràng để loại bỏ triệt để các chất có hại ra khỏi cơ thể.
Đậu nành
Bữa sáng với sữa đậu nành và trứng ngon miệng và trông có vẻ vô hại thật đấy. Tuy nhiên, đây là sự kết hợp không khoa học chút nào.
Trypsin trong sữa đậu nành khi kết hợp với protein trong trứng sẽ cản trở cơ thể hấp thu cũng như phân hủy protein. Chúng ta sẽ không thể hấp thu hết các dinh dưỡng trong bữa sáng giàu năng lượng này.
>>> Cách làm trứng gà nướng thơm ngon <<< |
1.4. Các gia vị lưu ý khi dùng với thịt gà
Đường
Khi làm món thịt kho trứng, nhiều người dùng đường thắng nước màu cho món ăn có màu vàng nâu đẹp mắt.
Tuy nhiên, đường sẽ làm cho lysine và protein axit amin fructose trong trứng gà kết hợp tạo thành hợp chất fructosyl-lysine khó hấp thu, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng không tốt.
Tỏi
Đông y cho rằng nếu ăn trứng gà cùng với tỏi sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, nếu dùng khi bụng đói còn làm bạn bị chóng mặt, choáng, buồn nôn.
Bột ngọt
Khi chiên trứng, nhiều người có thói quen nêm bột ngọt. Ở nhiệt độ cao, các chất clo hóa, natri, acid glutamic trong trứng sẽ liên kết để tạo muối natri.
Muối natri cũng là chất vốn có trong bột ngọt nên khi chiên trứng nêm bột ngọt vào sẽ làm nguyên tử muối natri tự nhiên bị phá vỡ kết cấu, chất dinh dưỡng trong trứng không còn trọn vẹn.
2. Các lưu ý khi ăn trứng gà để tốt cho sức khỏe
Không nên ăn trứng chần, trứng sống
Bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ li ti chứ không nhẵn mịn như ta vẫn tưởng. Vi khuẩn và không khí có thể xâm nhập vào trứng qua các lỗ này, nhất là vi khuẩn salmonella gây nhiễm khuẩn.
Khi ăn trứng sống, trứng lòng đào, trứng đập vào cháo, canh, lẩu nóng rồi ăn luôn, bạn rất dễ bị nhiễm khuẩn, tiêu chảy. Ngoài ra, nếu trứng chưa chín hẳn thì cơ thể sẽ rất khó hấp thu tất cả protein trong trứng.
>>> Cách làm trứng chiên nấm hấp dẫn <<< |
Không nên ăn quá nhiều trứng
Tuy rất bổ dưỡng nhưng trứng lại chứa lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao. Một quả trứng có thể có đến 220mg cholesterol. Trong khi một ngày một người bình thường không nên tiêu thụ quá 300mg cholesterol.
Do đó, mỗi ngày chỉ nên ăn một quả trứng để tránh bị tăng cân cũng như những bệnh liên quan đến mỡ máu, tim mạch.
Những người không nên ăn trứng:
- Người bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch
Do trứng chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol nên người mắc các bệnh mỡ máu, tim mạch, tiểu đường cần hạn chế ăn.
- Người bị sốt
Những người đang sốt, nhất là trẻ em, có nhiệt độ cơ thể cao. Khi ăn trứng vào, nhiệt độ này sẽ tăng lên mà không thể giải phóng ra môi trường bên ngoài khiến cho bệnh trầm trọng thêm.
Do đó, khi bị sốt không nên ăn trứng mà nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, bổ sung nhiều nước.
- Người bệnh thận
Khi mắc bệnh thận, lượng nước tiểu giảm, các độc tố không được loại bỏ hết ra khỏi cơ thể. Khi ăn trứng vào, lượng urê trong cơ thể sẽ tăng lên làm bệnh thêm nặng dẫn tới nhiễm độc đường tiểu.
- Người bị bệnh gan
Trứng gà chứa nhiều chất bổ dưỡng nhưng lại khó tiêu, làm gan phải hoạt động hết công suất để chuyển hóa các chất. Do đó, người mắc bệnh gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan… không nên ăn trứng.
- Người bị bệnh tiêu hóa
Lượng protein phong phú trong trứng gà có thể khiến dạ dày phải tăng cường hoạt động, gia tăng gánh nặng, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, hấp thu thực phẩm. Do đó, người bị tiêu chảy và các bệnh tiêu hóa không nên ăn trứng.
Không ăn trứng đã chín để qua đêm
Trứng để qua đêm sẽ sản sinh vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, khi để qua đêm, protein trong trứng bị phá hủy, hàm lượng dinh dưỡng sụt giảm, không còn bổ dưỡng như vừa mới nấu nữa.
Không dùng cùng lúc với các loại thuốc chống viêm
Lượng protein trong cơ thể sẽ có ảnh hưởng đến các chứng viêm, mà trứng lại rất giàu protein. Do đó, không nên ăn trứng sau khi dùng các loại thuốc chống viêm.
>>> Trứng gà công nghiệp ăn chay được không? <<< |
3. Giải đáp thắc mắc khi ăn trứng gà
Trứng gà ăn với thịt bò được không?
Thịt bò không những có thể ăn cùng với trứng mà khi kết hợp còn đem lại giá trị dinh dưỡng cao và hương vị vô cùng thơm ngon.
Một số món bò nấu cùng với trứng hấp dẫn gồm có: bò xào trứng, trứng chiên thịt bò bằm, bò né trứng ốp la, trứng cuộn thịt bò, mì/miến xào bò trứng, cơm bò trứng kiểu Nhật…
Thịt gà có ăn được với trứng không?
Cũng tương tự như thịt bò, không có bất kỳ kiêng kỵ nào khi dùng thịt gà cùng với trứng. Trái lại những món ăn kết hợp 2 nguyên liệu này đều rất hấp dẫn: gà kho tàu, trứng chiên thịt gà, cơm lòng gà trứng non…
Hải sản có ăn được với trứng không?
Hải sản hoàn toàn có thể kết hợp với trứng để tạo nên những món vừa ngon vừa bổ dưỡng như: trứng chiên hải sản, canh trứng nấu nấm hải sản, trứng cuộn cơm hải sản, lòng trắng trứng hấp hải sản…
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết trứng gà kỵ gì để tránh những kết hợp gây hại cho sức khỏe đồng thời biết thêm một số lưu ý hữu ích khi ăn trứng. Đừng quên tải ngay app VinID để đặt mua trứng từ hệ thống siêu thị VinMart gần nhất nhé. Dùng VinID bạn sẽ không phải tốn công và thời gian đi mua mà lại được giao tận nơi những thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.
>>> Trứng gà để được bao lâu? <<< |