Bạn đang muốn khởi nghiệp với một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại địa phương nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Thủ tục, mặt bằng, vốn, đối tượng khách hàng, nguồn hàng cần những gì? Hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê dưới đây để kinh doanh hiệu quả nhé!
1. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê: Xác định cách thức kinh doanh
Một trong những điều quan trong trước khi bắt đầu lập kế hoạch mở tiệm tạp hóa là xác định cách thức kinh doanh cửa hàng của bạn là gì? Cách thức kinh doanh ở đây có nghĩa là bạn muốn mở một cửa hàng tạp hóa theo kiểu truyền thống hay mở cửa hàng tạp hóa tự chọn. Với mỗi lựa chọn, bạn sẽ có kế hoạch vận hành và phát triển cửa hàng khác nhau.
1.1. Mô hình cửa hàng tạp hóa truyền thống
Nếu bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa theo kiểu truyền thống, ngay lúc này bạn sẽ không tốn quá nhiều chi phí đầu tư về cơ sở vật chất. Tổng vốn đầu tư ban đầu cũng không quá lớn. Ước tính tiền hàng cho lần nhập đầu tiên khoảng 200 triệu đồng. Tất cả quy trình tương đối đơn giản: chọn mặt tiền phù hợp; chuẩn bị không gian cửa hàng không cần rộng nhưng thoáng, sáng; kệ trưng bày hàng hóa hợp lý, nhập hàng và bán hàng. Tuy nhiên, khi xét về khả năng phát triển lâu dài, bạn cần cân nhắc đến một số vấn đề có thể xảy ra như:
- Thói quen mua sắm ở cửa hàng hiện đại. trong một hai năm tới, khi khách hàng của bạn đã làm quen với nhiều chuỗi cửa hàng tiện lợi như bách hóa xanh, VinMart+,… họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn với hình thức mua hàng tự chọn, trong không gian cửa hàng khang trang, tiện nghi. Vậy liệu lựa chọn mô hình truyền thông bây giờ có hợp lý không? Hay nên trang bị cửa hàng hiện đại, đi trước đón đầu, tăng hiệu quả bán hàng về sau.
- Mệt mỏi với việc quản lý hàng hóa. Thời gian đầu việc quản lý hàng hóa có thể đơn giản. Nhưng sau nhiều lần nhập hàng, bán hàng, tồn hàng rồi lại nhập hàng, với lượng thông tin hàng hóa rất lớn, sẽ không tránh khỏi thất thoát. Nhất là nếu bạn là người hoàn toàn mới tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này, không đủ kinh nghiệm để kiếm soát và linh hoạt ứng biến với các biến động có thể xảy ra.
- An ninh hàng hóa ở cửa hàng. Lúc mới mở cửa hàng, ít hàng hóa việc quản lý cũng dễ dàng. Vậy khi cửa hàng đông khách và nhiều hàng hóa hơn, làm thế nào để bạn kiểm soát hàng hóa mà không thất thoát? Lúc này vẫn là lắp đặt hệ thống camera an ninh đồng thời với việc áp dụng phương pháp trưng bày hàng hóa hợp lý.
1.2. Mô hình cửa hàng tạp hóa tự chọn
Mô hình kinh doanh tương tự cửa hàng tiện lợi với quầy kệ trưng bày gọn gàng, phân khu sản phẩm hợp lý để khách hàng tự do chọn hàng hóa. Vấn đề cần cân nhắc đầu tiên khi chọn mô hình này là vốn đầu tư ban đầu tương đối cao. Khoảng chi phí cho trang thiết bị cửa hàng bao gồm hệ thống phần mềm quản lý, máy quét mã vạch, máy tính tiền, hệ thống camera an ninh khoảng 40 triệu. Một số loại tủ đông, tủ làm mát bạn có thể chọn mua hàng thanh lý chất lượng tốt. Đó là chưa tính chi phí thuê mặt bằng (nếu có), sửa chữa, trang trí cửa hàng.
Ưu điểm của mô hình kinh doanh này là giúp bạn yên tâm phát triển cửa hàng lâu dài. Ít nhất là trong 10 năm tới, sẵn sàng đối mặt với một số thay đổi trong thói quen mua sắm của khách hàng.
2. Chọn mặt bằng là một trong những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê quan trọng
Trong quan điểm kinh doanh xưa và nay, mặt tiền kinh doanh luôn là yếu tố bắt buộc phải cân nhắc và đưa ra lựa chọn đúng đắn ngay từ đầu. Vậy thì yếu tố gì quan trọng nhất khi lựa chọn mặt bằng cho cửa hàng tạp hóa của bạn?
- Khu vực mở cửa hàng có phù hợp. Khu vực này có nhiều khách hàng tiềm năng không? Mức chi trả của dân cư nơi đây cho loại sản phẩm mà bạn sẽ bán. Bao gồm cả mật độ đối thủ cạnh tranh xung quanh
- Yêu cầu với cửa hàng về diện tích khoảng bao nhiêu là hợp lý. Sử dụng mặt bằng tại gia hay sẽ thuê ở khu vực hợp lý?
- Nếu bạn quan tâm đến phong thủy, có thể xét thêm các yếu tố như hướng nhà, yếu tố “tàng phong tụ khí”, phương vị bát quái,… Để có lựa chọn phong thủy hợp lý bạn cần nhờ sự trợ giúp của những người có kinh nghiệm.
3. Trang thiết bị cửa hàng tạp hóa
Như đã nhắc đến ở phần đầu, để bán hàng tạp hóa bạn cần có đủ trang thiết bị cần thiết:
- Kệ/tủ kệ trưng bày
- Tủ lạnh, tủ mát
- Quầy thu ngân
- Máy tính/laptop
- Hệ thống hút ẩm, chiếu sáng, làm mát
- Camera an ninh
- Các thiết bị khác: Máy in mã vạch, bảng giá sản phẩm, máy in hóa đơn, giỏ đựng hàng,….
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc các yếu tố về cách trưng bày hàng hóa trong cửa tiệm của mình để chọn loại kệ phù hợp như cách bố trí cửa hàng, các loại kệ cần thiết.
4. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê: Lưu ý chọn nguồn nhập hàng giá tốt
Bạn đã biết nhập hàng tạp hóa ở đâu? Một số nguồn hàng để bạn tìm hiểu ban đầu là Đại lý phân phôi, Siêu thị hàng sỉ, Chợ đầu mối và hàng nhập khẩu…
Tiêu chí chọn nguồn hàng nên là phù hợp hơn là giá rẻ. Tuy nhiên, ban đầu bạn cần xem xét và thử nhập hàng từ nhiều nguồn hàng khác nhau. Sau vài chuyến hàng như vậy sẽ quyết định tiếp tục với nhà cung cấp nào theo các tiêu chí sau:
- Chủng loại hàng hóa có đa dạng không
- Giá hàng có cạnh tranh với các nguồn hàng khác
- Phương thức và thời gian vận chuyển có đảm bảo kịp hàng cho cửa hàng
- Đội ngũ nhân viên hỗ trợ có tốt không?
Thói quen mua sắm của khách hàng cũng là yếu tố bạn cần cân nhắc khi chọn nhà cung cấp. Có thể có nhiều nhà phân phối hàng chất lượng tốt hơn, giá hợp lý so với chất lượng hàng. Tuy nhiên, khách hàng đến cửa hàng của bạn thường chọn hàng giá rẻ. Họ ít quan tâm đến chất lượng. Theo thời gian cửa hàng của bạn “bán chạy hàng” giá rẻ hơn thì lúc này, chọn nhà phân phối hàng giá rẻ là hợp lý nhất.
5. Số lượng nhập hàng tạp hóa lần đầu tiên bao nhiêu là hợp lý?
Danh mục các mặc hàng tạp hóa bán chạy nhất bao gồm:
- Hàng thực phẩm: Các loại đồ uống, các loại đồ ăn nhanh (bim bim, bánh, kẹo), các loại đồ ăn lạnh (sữa chua, kem,..), thực phẩm khô (mì tôm, phở, miến,..), thực phẩm đóng hộp, gia vị, lương thực
- Các loại khăn giấy, giấy vệ sinh, tã bỉm,…
- Các sản phẩm hóa mỹ phẩm
- Sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân (kem đánh răng, bàn chảy đánh răng, dạo cạo râu,…)
- Thẻ cào điện thoại
- Mặc hàng khác: đinh, búa, giày dép nhựa, áo/ giày đi mưa,…
Bạn cần nhập đầy đủ các chủng loại hàng hóa trên. Bắt đầu bằng cách liệt kê loại sản phẩm, thương hiệu tương ứng. Sau đó, bạn có thể hỏi nhà cung cấp là trong danh sách này, đâu là sản phẩm bán chạy, đâu là sản phẩm đang có giá tốt, số lượng ít nhất và tốt nhất có thể nhập là bao nhiêu. Khi hỏi như vậy, bạn cũng sẽ được tư vấn bổ sung thêm những sản phẩm mà bạn quên hoặc chưa biết, đồng thời giảm bớt những sản phẩm không cần thiết. Từ đó, sẽ có được bản danh mục hàng hóa hợp lý cần nhập ở lần đầu tiên.
Sau thời gian bán hàng, rút kinh nghiệm và khảo sát nhu cầu khách hàng, từ đó bạn sẽ cập nhật danh mục hàng hóa hợp lý hơn.
6. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê: Trưng bày hàng hóa tiện lợi
Hàng đã về. Vậy làm thế nào để trưng bày hàng hóa hợp lý. Dù bạn chọn kinh doanh cửa hàng tạp hóa kiểu truyền thống hay theo mô hình tự chọn cũng cần biết cách sắp xếp hàng hóa hợp lý ở cửa tiệm. Việc trưng bày hàng hóa cách khoa học và ngăn nắp sẽ giúp khách chọn đồ dễ hơn. Điều này cũng thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách bán hàng.
Chú ý phân khu theo đặc tính sản phẩm và độ ưu tiên. Bạn có thể tham khảo kiểu trưng bày cửa hàng của Vinmart+ hoặc các chuỗi cửa hàng tự chọn. Không gian luôn tạo cho khách hàng sự thoải mái, đẹp mắt và tiện lợi khi mua sắm.
7. Quản lý cửa hàng thông minh
Mọi thứ đã chuẩn bị hoàn tất, tiếp đến là học cách quản lý cửa hàng hiệu quả. Để quản lý cửa hàng thông minh, trước tiên bạn cần có kinh nghiệm quản lý cửa hàng. Đó là kinh nghiệm hoặc sau quá trình vừa làm vừa quản lý tiệm tạp hóa nhà mình khoảng 2 – 3 tháng đầu tiên. Thông thường, quy trình quản lý này sẽ do bạn tự làm và hoàn thiện dần dần. Hoặc nếu muốn quản lý chuyên nghiệp hơn, bạn có thể đầu tư phần mềm quản lý và máy bán hàng ngay từ những ngày đầu. Phần mềm chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tối ưu hiệu quả và quản lý chính xác hơn các thông số về chủng loại hàng hóa, kiểm soát nhập hàng, hàng tồn kho, theo dõi doanh thu hàng ngày,…
8. Kinh doanh online là một lợi thế
Công nghệ 4.0 đang chiếm ưu thế trong thời đại mới. Vậy tại sao bạn lại không tận dụng cơ hội này để kinh doanh cửa hàng tiện lợi online.
Phát triển theo mô hình đa kênh đang là cách mà nhiều nhà bán lẻ hướng đến. Bạn có thể lập các website, mạng xã hội, liên kết với sàn thương mại điện tử để bán hàng, quảng bá thương hiệu. Bạn có thể giao hàng online, vừa tăng thu nhập, vừa mở rộng đối tượng khách hàng ngoài khu vực. Hiệu quả sẽ khiến bạn bất ngờ đấy.
9. Thủ tục pháp lý
Trên đây là những kinh nghiệm quan trọng mà bạn cần phải chuẩn bị trước khi bắt tay vào kế hoạch kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trên hết tất cả, bạn nên dành thời gian nghiên cứu về các quy định pháp lý, hồ sơ đăng ký kinh doanh và quy định thuế để có từng bước thực hiện chính xác nhất.
- Những thông tin bạn cần biết khi mở cửa hàng tạp hóa là gì? Giấy tờ, thủ tục như thế nào?
- Cửa hàng tạp hóa nhỏ: Đăng ký kinh doanh cá thể, hộ gia đình.
- Cửa hàng tạp hóa lớn: Đăng ký giấy kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy,…
10. Bổ sung thêm kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê
10.1. Đặt tên cửa hàng hay
Giống như khi bạn đi học, một cái tên dễ nhớ, ngắn gọn, ấn tượng sẽ luôn được bạn bè và thầy cô chú ý. Tên cửa hàng cũng như vậy. Nếu bạn đang cân nhắc những chiếc tên cho cửa hàng tạp hóa nhà mình, gợi ý cho bạn là hãy lấy chính những đặc điểm gần với cửa hàng hay nghệ danh của bạn để đặt tên. Ví dụ như “Cây đa”, “Cây gạo”, “Lan Tây”,…. Hoặc dùng ngay tên bạn để tạp sự thân quen và dễ nhớ với khách hàng xung quanh.
10.2. Vẫn luôn cẩn thận nhé
Hãy luôn đặt câu hỏi nghi vấn cho chính mình trong mọi vấn đề và trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Nhất là lúc mới mở cửa hàng. Cả tiền bạc lẫn kẻ gian hay các chiêu trò tiếp thị để bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Có những giải pháp nào để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở quê. Có thể chưa đầy đủ nhưng mong là phần nào giúp bạn giải đáp một số vấn đề còn đang khúc mắc. Nếu bạn cần tư vấn thêm, có thể theo dõi thêm các bài viết liên quan bên dưới.
ĐẶT HÀNG TẠP HÓA NHIỀU ƯU ĐÃI TRÊN ỨNG DỤNG VINSHOP!
Xem thêm bài viết liên quan:
Có 100 triệu nên kinh doanh gì? 10 ý tưởng kinh doanh nhỏ hiệu quả