Để sở hữu được hàm răng thẳng đều, phương pháp niềng răng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh răng niềng đúng cách để việc sinh hoạt hàng ngày thuận tiện. Đọc bài viết của VinID để bỏ túi ngay những cách vệ sinh răng niềng phù hợp nhé!
1. Hướng dẫn cách vệ sinh răng niềng đúng cách
Khi đeo niềng, các mắc cài khu vực giáp ranh răng rất dễ vướng thức ăn còn tồn đọng bám xung quanh. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, hấp thụ đường từ thực phẩm chúng ta ăn và chuyển hóa thành các axit. Các axit này vô tình kích thích nướu, tạo ra hơi thở có mùi hôi khó chịu và gây sâu răng về lâu dài.
Việc vệ sinh răng miệng đúng cách còn giúp bề mặt các mắc cài niềng răng bóng đẹp, không xỉn màu sau khi tháo niềng. Dưới đây là một số mẹo để vệ sinh răng niềng đúng cách:
Chải răng niềng đúng cách
Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm và mảnh để bảo vệ nướu và các mắc cài của niềng. Nên chải răng theo chiều dọc thật nhẹ nhàng và đừng bỏ qua phần lưỡi. Đây chính là nơi tồn đọng vô vàn các vi khuẩn sau khi chúng ta ăn xong.
Thường xuyên thay bàn chải
Sau khi sử dụng trong thời gian dài, lông bàn chải sẽ trở nên xơ cứng và kém hiệu quả hơn khi chải răng. Hơn thế, bàn chải còn vô tình làm tổn thương răng và nướu, dễ làm tung các mắc cài của niềng răng. Theo các chuyên gia, đối với răng niềng, nên thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng/1 lần.
Không đập phần nhựa sau bàn chải vào phần cánh mắc cài niềng răng
Bạn nên đảm bảo thao tác chải răng niềng phải vô cùng nhẹ nhàng. Bởi chải răng quá mạnh va chạm vào cánh mắc cài dễ làm mắc cài bị tổn thương và hư hỏng nhanh chóng. Nếu sử dụng bàn chải điện để chải răng, bạn nên nhớ luôn duy trì tốc độ nhỏ nhất để không tác động đến các mắc cài.
2. Gợi ý các dụng cụ vệ sinh răng niềng tốt nhất
Bàn chải
Để len lỏi tới từng kẽ răng, bạn nên lựa chọn bàn chải kẽ. Khi chải răng, bạn luồn bàn chải kẽ xuống dưới cung môi và nhẹ nhàng thao tác đến cả những mắc cài răng niềng. Nếu bạn đang dùng bàn chải máy, vẫn nên kết hợp cùng bàn chải thông thường để việc làm sạch các mặt của mắc cài hiệu quả hơn.
Kem đánh răng
Các loại kem đánh răng có độ tẩy và mài mòn cao sẽ phù hợp để làm trắng răng. Tuy nhiên, những loại kem đánh răng này không được khuyến khích cho răng niềng bởi răng có thể ê buốt khi đeo niềng.
Nên lựa chọn những loại kem đánh răng có tính mài mòn thấp và có chứa fluoride. Hợp chất này hoạt động hữu hiệu trong việc tái khoáng men răng, hồi phục những vết nứt trên bề mặt răng và hạn chế tình trạng ê buốt nhanh chóng.
Nước súc miệng
Không cần quá tỉ mỉ trong khâu lựa chọn nước súc miệng, kể cả khi niềng răng. Các loại nước súc miệng diệt khuẩn trên thị trường đều có tác dụng khá tương đồng như khử mùi hôi, làm sạch răng. Sau khi chải răng, bạn chỉ cần súc miệng như thông thường trong khoảng 30 giây là được.
Chỉ nha khoa
Làm sạch răng bằng chỉ nha khoa luôn được các nha sĩ khuyên dùng cho tất cả các loại răng. Bạn có thể làm sạch răng niềng với chỉ nha khoa bằng cách luồn chỉ qua các kẽ răng, giật đẩy lên xuống nhẹ nhàng để loại bỏ các vụn thức ăn bám xung quanh răng.
Chú ý thực hiện làm sạch với chỉ nha khoa mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn xong để tránh thức ăn mắc vào mắc cài niềng răng nhé!
Tăm nước
Để việc làm sạch răng niềng triệt để hơn, đừng bỏ qua bước làm sạch với tăm nước. Khởi động tốc độ nhỏ nhất, đặt đầu xịt vào khoang miệng và tiến hành chải sạch trên từng kẽ răng.
3. Mẹo ăn uống khi niềng răng
Niềng răng ảnh hưởng khá lớn tới quá trình sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là việc ăn uống. Lưu lại 1 số mẹo nhỏ để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn với VinID nhé!
Cắt thức ăn thành miếng nhỏ
Ăn những miếng quá lớn vừa dễ dính vào mắc cài, vừa làm bạn đau điếng do khó khăn khi nhai. Hãy cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ vừa miệng và nhai từ từ.
Hạn chế cắn trực tiếp bằng các răng phía trước
Tiêu thụ những loại đồ ăn dai và cứng bằng răng trước khá khó khăn và còn dễ làm tung các mắc cài niềng răng. Đặc biệt, những đồ ăn như ổi, táo, bánh mì, pizza,… không khuyến khích ăn khi đeo niềng răng. Hãy chia đồ ăn thành những miếng nhỏ, từ từ đưa vào vùng răng hàm để cắn thay vì răng phía trước.
Không ăn đồ dính
Ăn đồ ăn có kết cấu quá dính sẽ dễ dàng bám vào mắc cài và khó vệ sinh, gây khó chịu khi nhai. Bạn nên rời xa những thực phẩm như kẹo dừa, xôi, các loại hạt hay kẹo cao su,… Nếu đã ăn, nên sử dụng máy tăm nước và chỉ nha khoa để loại bỏ thực phẩm vướng vào mắc cài ngay nhé!
Không ăn đồ cứng
Sau những ngày đầu đặt chun tách khe, những mắc cài và dây sẽ khiến răng bạn ê ẩm trong 2 – 3 ngày đầu. Trong những ngày này, bạn chỉ được ăn những món dễ nuốt và không cần nhai quá nhiều như cháo, súp, nước ép, trái cây mềm,…
Tiêu thụ đồ ăn cứng dễ làm bung các mắc cài, uốn dây cung và tác động đến chân răng dần yếu đi. Đặc biệt, nó còn vô tình gây sang chấn mạnh tới mô nha chu quanh răng. Bởi vậy, tạo lập thói quen nhai đồ ăn mềm là vô cùng cần thiết khi niềng răng.
Chải răng thật sạch sau khi ăn đồ ngọt
Sau khi ăn đồ ngọt, đường bám vào các mắc cài niềng răng dễ gây ra tình trạng axit gây sâu răng. Bởi vậy, bạn cần chải răng kỹ càng và vệ sinh kẽ răng sạch sẽ để răng luôn ổn định và không gặp vấn đề gì.
Phát hiện và giải quyết những vết xước trong miệng
Không ít người gặp tình trạng nhiệt miệng hay xuất hiện những vết xước trong miệng – đây chính là do sự va chạm của mắc cài vào môi má. Hiện tượng này khá phổ biến, bạn có thể giảm đau nhanh chóng bằng 1 số cách thức đơn giản như: ngậm nước lạnh, bôi sáp nha khoa chuyên dụng,… Ngoài ra, nên hạn chế cắn nhai vào những khu vực này để tránh làm tổn thương nặng nề hơn các vết xước này.
Vệ sinh răng niềng đúng cách có thể hạn chế tối đa tình trạng tuột mắc cài và nhiều bệnh lý về răng như hôi miệng, viêm nướu,… Hy vọng chia sẻ trên đã giúp bạn biết cách vệ sinh răng niềng đúng quy trình. Tải app VinID ngay để săn voucher chăm sóc răng miệng cực hấp dẫn nào!
>>> Cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi <<< |