Chùa Thiên Mụ là điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất ở Huế. Đây còn là chứng tích lịch sử lưu giữ cái hồn sắc, tinh túy nhất của nền văn hóa dân tộc. Ngôi chùa linh thiêng tồn tại hơn 400 trăm năm tuổi luôn khiến bao du khách bồi hồi đến nao lòng mỗi khi ghé chân. Tìm hiểu cùng VinID nhé!
1. Lịch sử hình thành của Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ còn được gọi là chùa Linh Mụ tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê và cách trung tâm thành phố Huế chỉ khoảng 5km. Với phong cảnh non nước hữu tình bao quanh, chùa Thiên Mụ không chỉ là điểm đến hấp dẫn mà còn nổi tiếng với nhiều câu chuyện lịch sử kì bí.
Chùa Thiên Mụ còn gắn liền với câu chuyện truyền miệng trong dân gian. Câu chuyện kể về bà lão phúc hậu mặc áo đỏ thường hay lên đồi Hạ Khuê và khẳng định rằng sẽ có vị chúa xây chùa để trấn giữ long mạch.
Năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng đã rong ruổi dọc hai bờ sông Hương để khai phá, mở rộng bờ cõi và dựng xây cơ đồ. Người bắt gặp một ngọn đồi nhô lên cạnh dòng sông Hương yên bình trông xa như hình con rồng quay đầu. Cảm thấy có sự tương đồng một cách kì lạ với câu chuyện dân gian nên người đã sai binh lính khởi công xây chùa trên đỉnh đồi, và lấy tên là Thiên Mụ. Thiên Mụ chính là hàm ý “bà mụ nhà trời”.
2. Trải nghiệm du lịch tâm linh đáng nhớ tại chùa Thiên Mụ
2.1. Điện Đại Hùng
Điện Đại Hùng thờ cúng vị thần Phật Di Lặc với hi vọng mang đến niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người. Tượng Phật Di Lặc phúc hậu với đôi tai to, chiếc bụng tròn lớn và khuôn mặt hiền hòa, nhân hậu. Toàn bộ điện đều được xây dựng bằng xi măng đặc vững chắc và sơn lớp màu gỗ mang đến cảm giác đơn sơ, bình dị quen thuộc.
Không chỉ tôn thờ Phật Di Lặc, Điện Đại Hùng còn có vô vàn các bức đại tự từ những năm 1974. Đặt chân vào bên trong đền thờ có tượng Tam Thế Phật, bên trái là Văn Phú Bồ Tát và bên phải là Phố Hiến. Sau cùng điện chính là mộ của vị trụ trì của chùa – pháp sư Thích Đôn Hậu.
2.2. Tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên chính là điểm đến đặc sắc khi du lịch đến chùa Thiên Mụ, được ví như linh hồn của ngôi chùa. Tọa lạc ở ngay khu vực cổng chào, tháp Phước Duyên đứng cạnh một tổ hợp các công trình lớn nhỏ độc đáo đậm màu sắc cố đô.
Được khởi công xây dựng từ những năm 1844, tháp Phước Duyên được khởi công xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị và có tên gọi ban đầu là Từ Nhân Tháp. Toàn bộ tháp được làm từ đất sét, đá thanh và gốm Bát Tràng. Thân tháp được xây dựng bằng gạch mộc tạo thành khối tháp hình bát giác và càng nhỏ về phía đỉnh tháp. 7 tầng tháp với mỗi tầng cao 2m với thiết kế đồng bộ và sơn 1 lớp màu hồng dịu dàng.
2.3. Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu
Hòa thượng Thích Đôn Hậu chính là vị trụ trì của chùa với biết bao cống hiến to lớn cho sự phát triển của nền Phật giáo Việt Nam. Ông còn được người dân yêu quý bởi những hoạt động công ích cho xã hội. Cũng bởi lẽ đó, người dân và cai quản chùa đã chôn cất vị hòa thượng này trong khuôn viên chùa để ghi nhận công lao to lớn của ông.
Khu mộ được đặt ở cuối khuôn viên chùa cũng có hình dáng khá giống với Tháp Phước Duyên nhưng với chiều cao thấp hơn, chỉ có 7 tầng. Bao quanh khu mộ trồng rất nhiều cây thông lớn tỏa bóng mát.
2.4. Điện Địa Tạng
Tọa lạc ngay sau Điện Đại Hùng, du khách đến đây sẽ được hòa mình vào không gian yên bình, tĩnh lặng nơi đây. Trước điện là một khoảng sân rộng lớn được trồng vô vàn các cây cối xanh mát và hồ nước xanh biếc.
Du khách quên đi mọi lo âu, bộn bề trong cuộc sống hàng ngày, không khí trong mát, thoáng đãng sẽ làm con người nhẹ nhõm hơn hẳn. Đừng quên việc ăn mặc lịch sự vào điện và đi lại nhẹ nhàng, nói nhỏ thể hiện sự tôn kính với các đức Phật ở đây nhé!
2.5. Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan chính là cánh cổng chính dẫn vào chùa Thiên Mụ với những nét chạm trổ, điêu khắc vô cùng tinh xảo. Các cánh cổng được làm bằng gỗ, được bó bằng đinh gõ và đai vô cùng vững chắc. Cấu trúc của cổng Tam Quan có 2 tầng và 8 mái với 3 lối đi tượng trưng cho 3 giới: Nhân, Qủy và Thần.
Hai bên Cổng Tam Quan là những bức tượng hộ pháp lớn để trấn giữ ngôi chùa. Trên đỉnh mái cổng chùa được chạm trổ nhiều hoa văn vô cùng bắt mắt, độc đáo. Hai bên lối đi được trấn giữa bằng tượng Hộ Pháp.
3. Cách di chuyển tới Chùa Thiên Mụ
Cung đường di chuyển đến chùa Thiên Mụ khá thuận lợi, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Dễ dàng nhất, bạn nên đi con đường Đặng Thái Thân đến Yết Kiêu rẽ trái. Tiếp tục rẽ trái đến đường Lê Duẩn. Gặp vòng xuyến thì rẽ phải vào con đường Kim Long, chùa Thiên Mụ chỉ cách đó khoảng 2km.
Có rất nhiều hình thức di chuyển mà bạn có thể sử dụng như xe máy, taxi, xích lô,…
- Xe máy: Nếu bạn thích vi vu ngoài trời và ngắm cảnh, đừng ngại ngần thuê những chiếc xe máy để phượt cùng bạn bè, có cả thuê theo giờ và thuê theo ngày. Mức giá thuê cũng khá phải chăng từ 80,000 VNĐ – 150,000 VNĐ/ngày.
- Taxi: Nếu thời tiết không thuận lợi, di chuyển bằng taxi cũng không quá tốn kém bởi các địa điểm tham quan chùa Thiên Mụ không cách nhau quá xa. Bạn nên tham khảo bảng giá taxi ở Huế trước khi bắt đầu hành trình nhé!
4. Lưu ý khi tham quan tại Thiên Mụ Huế
Vé tham quan & giờ mở cửa
Đến thăm chùa Thiên Mụ rất thích hợp nếu bạn không quá rộng rãi việc chi tiêu. Chùa mở cửa tự do cho du khách tham quan vào tất cả các ngày trong tuần và không mất tiền vé tham quan.
Lưu ý cách ăn mặc khi vào chùa
Không chỉ chùa Thiên Mụ, khi ghé thăm vào các chùa điện, lăng tẩm ở Huế, bạn cần duy trì thái độ nghiêm túc, tôn kính và ăn mặc lịch sự, kín đáo, giản dị nhất định nhé! Nên nhớ luôn đi nhẹ, nói khẽ, giữ trật tự và vệ sinh chung trong khuôn viên chùa.
Chùa Thiên Mụ Huế linh thiêng gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này giúp bạn có biết được những thông tin thú vị về ngôi chùa thiêng liêng 400 năm tuổi này. Tải app VinID và săn vô vàn voucher du lịch hấp dẫn ngay nào!
>>> Khám phá nét đẹp của cầu Trường Tiền Huế <<< |