Hybrid Event đang ngày càng phổ biến trong lĩnh lực tổ chức sự kiện. Nó được đánh giá là xu hướng tương lai của ngành giải trí với nhiều ưu điểm vượt trội. Hãy cùng VinID tìm hiểu tất tần tật về Hybrid Event – Sự kiện hỗn hợp nhé!
1. Giải đáp: Hybrid Event là gì?
Hybrid Event là hình thức tổ chức sự kiện mà ở đó có sự kết hợp giữa 2 yếu tố “thực” – có người tham dự và “ảo” – người tham dự không có mặt trực tiếp. Họ thông qua các công cụ công nghệ hỗ trợ như: mạng xã hội (Facebook, Youtube, Tiktok,…), Skype, Zoom,… để tham gia sự kiện. Do đó, Hybrid Event còn được biết đến với tên gọi sự kiện hỗn hợp.
2. Ưu điểm của Hybrid Event
Lợi thế của Hybrid Event được nhìn thấy rõ nhất chính là trong bối cảnh đại dịch. Các sự kiện trực tiếp với lượng lớn người tham dự là điều bất khả thi vì phong tỏa, giãn cách xã hội… Mặt khác, để chuyển đổi hoàn toàn từ sự kiện trực tiếp sang sự kiện trực tuyến là thách thức lớn mà các công ty tổ chức sự kiện phải đối mặt.
Do đó, Hybrid Event – sự kiện hỗn hợp là biện pháp tối ưu hơn cả. Nó có những ưu điểm sau:
- Hybrid Event có thể tổ chức cùng lúc với hàng triệu người tham dự trực tuyến mà vẫn có thể đáp ứng nhu cầu của 1 số người muốn tham gia trực tiếp trong sự kiện.
- Hybrid Event giúp giải quyết được phần nào những lo ngại về địa điểm tổ chức, thời tiết. Vì chỉ 1 phần khán giả là sẽ tham dự trực tiếp, còn lại là theo dõi online.
- Việc chia ra tổ chức online và offline sẽ giúp giảm rủi ro, quản lý dễ dàng hơn.
- Thực hiện Hybrid Event không tốn quá nhiều chi phí, nhân lực như tổ chức sự kiện truyền thống mà hiệu quả tương đương nhau.
- Giúp bảo vệ môi trường tối ưu vì giảm thiểu được lượng lớn rác thải không cần thiết.
- Trải nghiệm những hiệu ứng thực tế ảo trong sự kiện.
- Tiếp cận đông đảo công chúng, xóa bỏ mọi khoảng cách về không gian và thời gian. Dù bạn đang ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào cũng có thể tham gia sự kiện chỉ với 1 chiếc smartphone, máy tính bảng hoặc 1 chiếc cái laptop.
- Có thể đo lường hiệu quả tiếp cận nhờ vào các phần mềm, công nghệ giúp hỗ trợ tổ chức sự kiện trực tuyến.
- Nâng cao trải nghiệm khán giả và tối ưu khả năng tương tác giữa công chúng và khách mời.
- Thu hút được nhiều nhà tài trợ hơn vì đây là xu hướng thời đại mới, sẽ rất phát triển trong vài năm tới.
3. Các yêu cầu kỹ thuật trong Hybrid Event
Nếu sự kiện hỗn hợp chỉ mang tính chất quảng bá thêm cho chương trình thì có thể sử dụng phát trực tiếp qua mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Tiktok,… Riêng đối với các sự kiện như hội thảo, hội nghị, hay âm nhạc, giải trí,… yêu cầu cao hơn thì có thể kết hợp với Mega livestream.
Vậy nên, để thực hiện Hybrid Event, bạn cần đầu tư đầy đủ các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Dưới đây là gợi ý 1 số các thiết bị cơ bản cần có:
- Thiết bị trình chiếu bao gồm: Màn Led, TV, cable kết nối, capture hình ảnh web presenter, bàn trộn hình ảnh, camera 4-8K,…
- Thiết bị âm thanh: Amate, Micro cầm tay, micro để bàn, mixer, soundcard,…
- Thiết bị kết nối: Máy tính, điện thoại, ipad, đường truyền internet, tai nghe chống ồn…
4. Ứng dụng Hybrid Event trong tổ chức sự kiện âm nhạc
Có thể thấy, dịch bệnh tác động không nhỏ tới mọi lĩnh vực trong đời sống. Các hoạt động giải trí, âm nhạc, sự kiện cũng bị ảnh hưởng. Nghệ sĩ, hãng nhạc, người tổ chức sự kiện phải đối mặt với rất nhiều thử thách.
Khi các địa điểm biểu diễn đóng cửa, sự kiện bị hoãn, nghệ sĩ không thể biểu diễn trực tiếp trước các khán giả. Do đó, họ và người làm sự kiện đang tìm cách tốt nhất để kết nối với các khán giả. Hybrid Event ra đời chính là giải pháp tuyệt vời khi không gian sự kiện bị hạn chế số lượng người tham dự.
Các concert kết hợp với công nghệ AR, VR lần lượt ra đời.
- Thực tế ảo VR cho phép người dùng đắm chìm vào không gian ảo.
- Thực tế ảo tăng cường AR đưa hình ảnh đồ họa vào thế giới thực.
- Thực tế ảo kết hợp MR là sự hòa trộn của AR và VR.
Thực tế ảo thường bố trí camera 360 độ sát sân khấu. Khán giả dễ dàng quan sát thần tượng của mình với linh hoạt góc quay. Các ngôi sao vẫn tương tác liên tục với người hâm mộ. Để tăng trải nghiệm thị giác, không gian biểu diễn và động tác của nghệ sĩ có thể được dựng theo phong cách 3D hút mắt.
Sắp tới, Việt Nam cũng lần đầu tiên ứng dụng công nghệ này vào tổ chức sự kiện âm nhạc. Đó chính là KOSMIK Live Concert kỷ niệm 11 năm thành lập của SpaceSpeaker. Đây là đêm nhạc không có sân khấu vật lý mà thay bằng không gian biểu diễn. Khoảng 5.000 khán giả sẽ tham gia vào không gian sự kiện. Tuy nhiên, điều hấp dẫn là họ không thể đoán trước sân khấu biểu diễn của từng tiết mục sẽ xuất hiện ở đâu.
Có thể thấy đưa công nghệ thực tế ảo vào ngành công nghiệp âm nhạc là một bước đi có tính ứng dụng rất cao, mang lại sự khác biệt, mới lạ. Vậy nên nếu muốn trải nghiệm sự kiện âm nhạc KOSMIK 20SS đình đám theo hình thức Hybrid Event thì hãy tải app VinID và mua vé trên ứng dụng ngay nhé!
>>> SpaceSpeakers là gì? <<< |