Vải là một loại trái cây nhiệt đới rất được yêu thích trong mùa hè. Tuy nhiên, khi thưởng thức loại quả này, đã bao giờ bạn tìm hiểu tác dụng của quả vải là gì hay chưa? Hãy cùng VinID khám phá 10 lợi ích bất ngờ mà trái vải mang đến cho cơ thể chúng ta nhé!
1. Tổng hợp 10 tác dụng của quả vải ít ai biết
1.1. Cải thiện làn da
Vải chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có lợi cho làn da. Ăn vải hợp lý sẽ giúp da của bạn trở nên khỏe đẹp, căng tràn sức sống và trẻ trung hơn.
1.2. Giúp xương chắc khỏe
Tác dụng của quả vải không chỉ có làm đẹp, mà lợi ích của vải tới hệ xương cũng rất đáng nể. Quả vải bổ sung photpho, magie và mangan giúp cải thiện tình trạng giòn xương. Cùng với đó, kẽm, đồng trong quả vải còn thúc đẩy hoạt động của vitamin D. Từ đó, gia tăng sự hấp thụ canxi, duy trì khung xương chắc khỏe.
1.3. Chống lão hóa
Vải thiều có nồng độ polyphenol cao. Đây là một trong những chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng chống lại quá trình lão hóa của cơ thể. Kết hợp với vitamin C, vitamin nhóm B trong quả vải sẽ giúp ngăn ung thư da, viêm da. Đồng thời, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại từ môi trường và tia cực tím.
>>> Trái vải có tốt cho bà bầu không? <<< |
1.4. Công dụng của quả vải đối với mái tóc
Vitamin C trong quả vải chiếm tỷ lệ lớn. Đây là loại vitamin đóng vai trò tích cực trong việc ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho tóc. Hơn nữa, nó còn bảo đảm cung cấp đủ máu đến nang tóc. Nhờ vậy, tóc phát triển tốt, chắc khỏe và giảm tình trạng khô xơ, chẻ ngọn.
1.5. Tốt cho hệ tim mạch
Công dụng khác của polyphenol trong quả vải là giúp cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. Bên cạnh đó, vải cũng giàu vitamin C nên bảo vệ tim mạch rất tốt, tránh nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
1.6. Phòng chống ung thư
Cùi vải chứa nhiều hợp chất flavonoid, polyphenol và các chất kháng oxy hóa có khả năng phòng chống ung thư hiệu quả. Đặc biệt là ung thư vú. Nếu bạn đang hóa trị thì quả vải cũng giúp hạn chế những tác hại mà phương pháp trị liệu này gây ra.
>>> Điều kiêng kỵ khi ăn vải thiều <<< |
1.7. Có lợi cho hệ tiêu hóa
Nhờ chứa chất xơ nên ăn vải thiều sẽ giúp kiểm soát tốt vấn đề về đường ruột. Đặc biệt, quả vải giúp cho dạ dày tránh khỏi sự tích tụ của các chất độc. Từ đó, làm sạch ruột kết, dạ dày, cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tạo cảm giác ngon miệng, chữa chứng ợ nóng.
1.8. Công dụng của trái vải trong việc giảm cân
Quả vải chứa lượng calo thấp, giàu chất xơ, không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol. Hơn nữa, đây còn là nguồn bổ sung vitamin dồi dào, giúp giảm cơn thèm ngọt tốt. Nhờ vậy, nếu ăn vải một cách khoa học sẽ giúp giảm cân hiệu quả.
1.9. Phòng ngừa bệnh tật
Ngoài vitamin nhóm B, C, E, K, beta carotene, trong trái vải còn chứa epicatechin và rutin. Những thành phần này góp phần phòng chống các bệnh mãn tính, kháng viêm, kiểm soát huyết áp. Cùng với đó là tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng gan, loại bỏ gốc tự do gây hại, giảm nguy cơ đột quỵ,….
Ngoài cùi vải, hạt vải cũng được tận dụng để chữa một số bệnh như:
- Đau bụng, đau dạ dày, đau ruột non, đau tinh hoàn,…
- Chống lại các khối u, ức chế kháng nguyên bề mặt viêm gan B, ngăn ngừa kết tụ tiểu cầu
- Chiết xuất nước hạt vải hoặc rượu hạt vải giúp điều chỉnh lipid máu, chống lại quá trình oxy hóa
- Chuyển hóa đường, phòng trị và ngăn ngừa các biến chứng thận ở những người bị bệnh tiểu đường.
>>> Tìm hiểu thêm thông tin Quả vải rừng <<< |
1.10. Chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng
Quả vải có vị ngọt thanh mát và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vì vậy, ngoài ăn trực tiếp bạn cũng có thể chế biến vải thành nhiều món ăn để bồi bổ cơ thể. Dưới đây là một số món ngon từ quả vải mà bạn nên làm thử trong mùa hè này:
- Chè vải rau câu/sương sáo/hạt sen
- Vải thiều nhồi tôm
- Canh vải thiều mướp đắng
- Cháo vải hạt sen
- Kem vải thiều
- Canh gà hầm vải thiều
- Bánh vải khô
- Vải thiều ngâm rượu…
Như vậy, nếu hiểu rõ được hết tác dụng của quả vải và sử dụng đúng cách thì sức khỏe của bạn sẽ được nâng hạng đáng kể đấy!
2. Một số lưu ý khi ăn vải để không hại sức khỏe
2.1. Không nên ăn quá nhiều
Công dụng của quả vải đã được kiểm nghiệm trên thực tế. Tuy nhiên, dù có tốt cũng không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc (không quá 10 quả/lần). Đối với phụ nữ có thai, trẻ em nên ăn từ 3 – 4 quả/lần là hợp lý.
2.2. Không nên ăn khi đói
Ăn vải khi đói có thể khiến bạn bị say. Vì lúc này lượng đường trong cơ thể tăng đột ngột. Các triệu chứng thường gặp phải kể đến: Hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn chân tay, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh,…
>>> Tham khảo thêm: Trái vải làm được những món gì? <<< |
2.3. Cách ăn vải không bị nóng trong người
Khi ăn vải không nên bỏ lớp màng trắng bao quanh cùi. Tuy khi ăn, chúng sẽ có vị chát nhưng nó sẽ giúp hạn chế sinh nhiệt, sinh hỏa. Nhờ đó, bạn sẽ ít bị nóng, nổi mụn,… Ngoài ra, trước khi ăn vải, bạn nên uống một chút nước muối pha loãng hay trà thảo mộc lạnh để làm sạch ruột, thanh lọc cơ thể.
2.4. Các đối tượng nên hạn chế ăn vải
- Người bị tiểu đường vì cùi vải có lượng đường cao, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Người có cơ địa dễ dị ứng, hay bị mụn nhọt, rôm sảy,… nên hạn chế ăn vải.
Hy vọng với 10 công dụng của quả vải đối với sức khỏe được VinID điểm qua trong bài trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc quả vải có tác dụng gì? Tuy nhiên, để tác dụng của quả vải phát huy được hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn mua sản phẩm tươi sạch, an toàn. Hiện nay, hệ thống siêu thị VinMart/VinMart+ đã và đang cung cấp sản phẩm vải thiều Lục Ngạn với giá thành vô cùng hợp lý. Nếu bạn muốn mua vải đảm bảo chất lượng, có xuất xứ rõ ràng, hãy ghé ngay hệ thống siêu thị VinMart/VinMart+ gần nhất hoặc mua vải thiều online dễ dàng trên app VinID nhé!
>>> Cách bảo quản vải thiều luôn tươi ngon <<< |