Đến ngày Tết Đoàn viên, những chiếc bánh trung thu luôn là lựa chọn của người dân Việt Nam để thờ cúng tổ tiên và cùng thưởng thức bên các thành viên gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu nguồn gốc và ý nghĩa bánh trung thu. Hãy cùng VinID tìm hiểu chi tiết nhé!
1. Nguồn gốc của bánh trung thu
Bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện vào cuối thời Nguyên (những năm 1300). Tương truyền rằng, vào cuối thời Nguyên, trong 1 cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn lãnh đạo, để có thể truyền tin bí mật trong những cuộc chiến tranh, người dân đã nghĩ ra cách làm bánh hình tròn và nhét thông tin bên trong. Trong tờ giấy ghi rõ thời gian bắt đầu trận đấu là vào rằm tháng 8, thời điểm trăng sáng và cao nhất.
Sự lan rộng của những chiếc bánh đã giúp tin tức cuộc khởi nghĩa được lan truyền nhanh chóng. Từ đó, người dân Trung Quốc đã lấy việc làm bánh trung thu vào ngày rằm tháng 8 để kỷ niệm cho sự kiện này.
Sau đó, món bánh này đã truyền đi nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Đông – trong đó có Việt Nam. Món bánh trung thu ngày càng đa dạng và được thay đổi theo khẩu vị, sở thích của mỗi quốc gia.
2. Ý nghĩa bánh trung thu
Ở Trung Quốc, Tết Trung thu là ngày lễ để mọi người ăn mừng và nhớ về chiến thắng của cuộc đấu tranh chống lại giai cấp thống trị.
Tại Việt Nam, ngày rằm tháng 8 được xem là ngày nông dân mở tiệc ăn mừng cho một mùa vụ bội thu, cảm ơn trời đất. Ngoài ra, ngày này cũng mang ý nghĩa đoàn viên, gắn kết các thành viên trong gia đình.
Chính vì vậy, bánh trung thu được làm với hình vuông hoặc tròn để thay lời cảm ơn thiên nhiên.
- Chiếc bánh hình tròn thể hiện hình ảnh vầng trăng tròn đầy, mang ý nghĩa một cuộc sống viên mãn và đại diện cho sự đủ đầy, sung túc của gia đình trong ngày Tết Đoàn viên.
- Bánh trung thu hình vuông tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc của con người.
Ở Việt Nam, bánh trung thu có hai loại là bánh dẻo và bánh nướng.
- Bánh dẻo: được làm bằng bột nếp, nhân bánh thường có vị ngọt, sử dụng hạt đậu xanh hoặc hạt sen mang đến vị ngọt ngào, thanh khiết.
- Bánh nướng: được làm từ bột mì lên men với nhân bánh đa dạng như đậu xanh, thập cẩm, khoai môn, trứng muối… Bánh là sự kết hợp giữa hai hương vị mặn ngọt, mang ý nghĩa sau những khó khăn, chúng ta sẽ được nếm trải vị ngọt để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. So sánh sự khác biệt giữa bánh trung thu ngày xưa và hiện nay
3.1. Bánh trung thu truyền thống
Bánh trung thu truyền thống trở thành một loại bánh gắn liền với người dân Việt Nam bao đời nay. Bánh được làm từ các nguyên liệu kết hợp quen thuộc như: đậu xanh hoặc thịt nạc, lạp xưởng, vừng, lạc, đường mỡ…
>>> Khám phá sự khác biệt giữa Trung thu xưa và nay <<< |
3.2. Bánh trung thu hiện đại
Ở cuộc sống hiện đại, thói quen thưởng thức của người dân đã có nhiều thay đổi so với trước. Vì vậy, bánh trung thu cũng thay đổi nhiều về hương vị và nguyên liệu so với bánh trung thu truyền thống.
Ngoài bánh trung thu nướng truyền thống, các thương hiệu bánh trên thị trường đã cho ra nhiều loại bánh trung thu khác nhau như:
- Bánh trung thu mặn: Là sự kết hợp giữa các loại nhân như gà quay, jambon, trứng muối… kết hợp với vị ngọt của vỏ bánh sẽ giúp người ăn cảm nhận được hương vị hòa quyện hoàn hảo.
- Bánh trung thu chay: Loại bánh này ngày càng được lựa chọn nhiều trên thị trường. Bánh trung thu chay chủ yếu làm từ các nguyên liệu như dứa, đậu xanh, hạt sen, khoai môn… giúp người thưởng thức cảm nhận vị thanh nhẹ và không gây ngán.
- Bánh trung thu tươi: Là loại bánh không dùng chất bảo quản nên hạn sử dụng ngắn hơn bánh nướng như hương vị thanh khiết, thơm ngon hơn.
- Bánh trung thu rau câu: Bánh được làm từ thạch rau câu mềm mát, tạo hình bắt mắt.
Ý nghĩa của bánh trung thu mang đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ngày rằm tháng 8, không thể thiếu những chiếc bánh nướng, bánh dẻo dâng lên tổ tiên cũng như thưởng thức cùng các thành viên trong gia đình. Lựa chọn bánh trung thu đến từ các thương hiệu nổi tiếng qua ứng dụng VinID để giúp bạn an tâm về chất lượng, đa dạng sự lựa chọn theo sở thích và mua hàng online tiện lợi, dễ dàng hơn.