Trước khi mở cửa hàng tạp hóa, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất như: nguồn vốn, cách trang trí cửa hàng, quản lý cửa hàng,… và thậm chí là một số mẹo “ngầm” trong ngành kinh doanh. Và tất cả những điều đó đều có trong bài viết này.
1. Cửa hàng tạp hóa bán gì?
Hiểu đơn giản, cửa hàng tạp hóa là 1 mô hình thu nhỏ của hình thức kinh doanh bách hóa. Tại đây bạn sẽ bày bán nhiều sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau. Điều này giúp bạn đáp ứng được nhu cầu của 1 lượng lớn đối tượng khách hàng tiềm năng đến từ mọi lứa tuổi, giới tính.
Theo đó sản phẩm sẽ dễ tiêu thụ hơn, nhanh xoay vòng vốn hơn. Nhưng làm thế nào để làm được điều đó nếu tôi muốn mở 1 cửa hàng tạp hóa mini? 9 bước mở cửa hàng tạp hóa mini dưới đây sẽ giúp bạn.
2. 9 bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini
2.1. Ý tưởng kinh doanh tạp hóa
Muốn mở một cửa hàng tạp hóa, điều tiên quyết vẫn phải làm đó là lên ý tưởng kinh doanh. Bạn cần nghĩ gì về việc này? Hãy liệt kê ra những điều sau:
- Xác định nhu cầu khách hàng ở khu vực của bạn
- Xác định đối thủ cạnh tranh: xem họ hoạt động thế nào, họ kinh doanh những mặt hàng nào và vì sao họ lại bán buôn được.
- Xác định nguồn hàng: Bằng cách tìm trên Internet, đến các chợ đầu mối hoặc hỏi thông tin từ các nhân viên giao hàng đến từ các tạp hóa lân cận.
- Cuối cùng, xác định mình cần bán gì, có điểm gì nổi bật?
2.2. Cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn?
Để mở cửa hàng tạp hóa, số vốn bạn cần chi ra cho khá nhiều nguồn. Trong đó, chúng ta có thể kể đến như:
- Tiền thuê mặt bằng
Nếu không có sẵn địa điểm thuận lợi để kinh doanh thì bắt buộc bạn phải thuê mặt bằng. Trung bình với 1 mặt bằng nhỏ, mặt tiền cửa hàng tạp hóa thì 1 tháng bạn cần chi từ 05 – 10 triệu đồng (tùy khu vực).
- Vốn nguồn hàng
Bước đầu kinh doanh tạp hóa, bạn chỉ cần tập trung nhập về những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu thiết yếu của người dân quanh khu vực. Tổng chi phí cho việc này có thể rơi vào khoảng 50 triệu đồng.
- Vốn cho nội thất tạp hóa
Ngoài việc nhập sản phẩm về kinh doanh, bạn còn cần mua thêm kệ, giá treo, hộp/lọ đựng, túi đựng,… Nếu kỹ thì bạn có thể trang bị thêm camera chống trộm. Tổng chi phí dự trù là khoảng 10 triệu đồng.
Vậy, trung bình với 1 tiệm tạp hóa nhỏ thì số vốn bạn cần bỏ ra là khoảng 70 triệu đồng cho tháng đầu tiên. Những tháng còn lại chi phí sẽ giảm bớt, chủ yếu chỉ còn tiền nhập hàng duy trì và tiền thuê mặt bằng mà thôi.
2.3. Thiết kế và trang trí cửa hàng
Một bản vẽ thiết kế sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung việc xếp đặt các kệ, vật dụng trang trí trong cửa hàng của mình. Chọn lối xếp đặt khoa học, gọn gàng, thuận tiện đường để khách hàng có thể đi lại là điều bạn cần quan tâm. Với những sản phẩm không phải là chủ lực của bạn, hãy để nó dọc các bức tường.
2.4. Lên đơn hàng
Đây là việc bắt buộc bạn phải làm quen khi kinh doanh. Học cách lên đơn hàng từ những người có kinh nghiệm hoặc quan sát và học theo từ các cửa hàng khác là một trong những cách mở một cửa hàng tạp hóa mà bắt buộc bạn phải học.
Ngày nay đã có nhiều ứng dụng hỗ trợ đặt, nhập hàng tạp hóa nhiều ưu đãi hấp dẫn, giá hời, giúp chủ tiệm tạp hóa thời công nghệ tăng thêm thu nhập. Bằng cách này, bạn có thể nhanh chóng lên đơn hàng, đặt hàng tạp hóa online và quản lý hàng hóa tại cửa hàng. Thập chí là sử dụng tính năng bán hàng trên ứng dụng siêu tiện lợi. Bạn có thể tham khảo thông tin về ứng dụng đặc biệt này trên trang chủ của VinShop.
2.5. Trưng bày sản phẩm
Trưng bày sản phẩm không phải là việc xếp sản phẩm cho ngay, cho đẹp, mà đó là một “chiêu thức bí mật” mà nhiều người kinh doanh thành công áp dụng, để tác động đến túi tiền của khách hàng. Trong số đó có thể kể ra như:
- Xếp đặt những món hàng cần thiết phù hợp với chiều cao của từng nhóm đối tượng. Ví dụ mặt hàng bánh kẹo, đồ chơi,… thường được để ở kệ dưới, vì nó vừa tầm mắt với trẻ nhỏ. Ngược lại, gia vị, đồ dùng nhà bếp thường được để ở kệ cao hơn vì nó phù hợp với chiều cao của người trưởng thành.
- Đặt quầy thanh toán ở sâu trong cửa hàng. Để trước khi tiến đến khu vực thanh toán, người mua phải bước qua nhiều gian hàng khác nhau. Và khi ấy sản phẩm của bạn sẽ lần lượt xuất hiện trên đường đi của họ.
- Chọn những món đồ nhỏ nhưng lại cần HẰNG NGÀY/THƯỜNG XUYÊN trong đời sống ở khu vực quầy tính tiền. Ví dụ như hộp quẹt, thẻ cào,… ở quầy thanh toán. Cũng như trên, trước khi mua được món đồ mình cần, người tiêu dùng lại phải 1 lần nữa bước qua hàng loạt sản phẩm của bạn. Khi đó việc dừng lại và ghé mua 1 sản phẩm chưa từng có trong ý định mua hàng trước đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
2.6. Quản lý cửa hàng tạp hóa
Trong thời gian đầu kinh doanh, hầu hết mọi người đều chọn cách tự quản lý. Việc này giúp bạn giảm tải chi phí thuê nhân sự. Ngược lại bạn phải lo toan mọi đầu việc.
Một trong những giải pháp được sử dụng nhiều trong hoàn cảnh này là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Hầu hết các phần mềm này trên thị trường đều giúp bạn quản lý khoa học toàn bộ quá trình bán hàng như:
- Quản lý hàng xuất, nhập, tồn
- Quản lý thu chi và nhận báo cáo theo tuần/tháng/quý
- Quản lý từ xa việc kinh doanh
- Xây dựng các chương trình khuyến mãi cho cửa hàng
- Đa phần các phần mềm quản lý bán hàng đều có kết nối với máy tính tiền/máy pos
Về sau, khi kinh doanh trở nên phát triển thì thuê nhân viên là điều nên làm. Lúc này, bạn có thể chọn lựa việc quản lý nhân viên trực tiếp, hoặc quản lý qua phần mềm quản lý bán hàng. Bởi 1 tính năng khác của phần mềm này là giúp bạn phân quyền và quản lý toàn bộ nhân viên từ xa 1 cách tiện lợi.
2.7. Rà soát lại quá trình chuẩn bị
Sau tất cả, hãy rà soát lại toàn bộ quá trình chuẩn bị trước đó. Chắc chắn rằng mọi thứ đã chuẩn bị đầy đủ:
- Sản phẩm được bày trí đẹp mắt, còn hạn dùng
- Chuẩn bị giấy tờ kinh doanh hợp pháp
- Các trang thiết bị, dụng cụ, vật dụng,… cần thiết trong lúc kinh doanh
2.8. Tổ chức khai trương cửa hàng tạp hóa
Sau khi đã chuẩn bị tất cả những điều trên, giờ là lúc bạn có thể mở cửa hàng tạp hóa của mình. Để khai trương thuận lợi, bạn đừng bỏ qua những đầu việc sau sau:
- Lập 1 Fanpage để quảng bá rộng rãi về ngày khai trương cửa hàng. Hoặc bạn cũng có thể đăng tải thông tin trên trang Facebook cá nhân để mọi người cùng biết đến.
- Đừng quên kèm theo những chương trình khuyến mãi khi đến cửa hàng của bạn. Điều đó sẽ kích thích mọi người đến đông hơn.
- Tạo những banner, standee treo trước cửa hàng, bao gồm thông tin khuyến mãi, ngày khai trương, sản phẩm kinh doanh,… để người đi đường chú ý đến cửa hàng của bạn nhiều hơn.
- Cuối cùng, một mẹo nhỏ mà nhiều người kinh doanh thường áp dụng là mời khách hợp tuổi để mở hàng. Bởi họ tin rằng khi được người hạp tuổi mở hàng thì việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn.
2.9. Duy trì bán hàng
Không chỉ là việc nhập hàng về, bán tiếp và cứ lập đi lập lại như vậy. Việc bạn cần làm là quan sát mọi hoạt động diễn ra tại cửa hàng, nhất là về hành vi mua hàng và nhu cầu của người tiêu dùng. Để từ đó có thể cải thiện cửa hàng tốt hơn.
Cuối cùng, đừng quên tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi hàng tháng, quý hoặc dịp đặc biệt để kích cầu người tiêu dùng đến cửa hàng của bạn nhé. Chúc bạn thành công!
Xem thêm bài viết liên quan:
Giới thiệu ứng dụng VinShop là gì? Ứng dụng VinShop dùng để làm gì?
Hộ kinh doanh cá thể là gì? Tổng hợp thông tin quan trọng bạn cần biết trước khi đăng ký kinh doanh